Báo cáo tự đánh giá

Thứ hai - 14/02/2022 10:00
Trường Mầm non Pu Nhi xã Pu Nhi được thành lập năm 2008, được chia tách từ trường Mầm non Háng Trợ theo quyết định số 1858/QĐ-UBND ngày 06/8/2008 của UBND huyện Điện Biên Đông. Trường nằm trên địa bàn bản Pu Nhi – xã Pu Nhi – huyện Điện Biên Đông – Tỉnh Điện Biên.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG MẦM NON PU NHI
 
 
 
  
 

BÁO CÁO T ÐÁNH GIÁ
 
 
DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
 
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký
1 Cù Thị Liên Hiệu trưởng Chủ tịch Hội đồng  
2 Lò Thị Phương Phó Hiệu trưởng Phó Chủ tịch Hội đồng  
3 Bùi Thị Thơm Giáo viên - TT tổ MG Đơn Thư ký HĐ  
4 Cà Thị Kiểm Giáo viên - TT tổ Nhà trẻ Uỷ viên HĐ  
5 Lường Thị Hà Giáo viên - TP tổ MGTT Uỷ viên HĐ  
6 Và Thị Sua Giáo viên Uỷ viên HĐ  
7 Lù Thanh Kim Giáo viên Uỷ viên HĐ  
8 Hà Trung Tính Kế toán Uỷ viên HĐ  
9 Lò Thị Thiết Giáo viên Uỷ viên HĐ  
10 Lò Thị Thu Giáo viên - CTCĐ Uỷ viên HĐ  
11 Cà Thị Lai Giáo viên Uỷ viên HĐ  
12 Lò Thị Thanh Thủy Giáo viên - BTĐTN Uỷ viên HĐ  
13 Lò Thị Nhung Giáo viên Uỷ viên HĐ  
14 Lường Thị Ngoan Giáo viên Uỷ viên HĐ  
15 Lò Thị Hương Giáo viên Uỷ viên HĐ  
16 Lò Thị Lả Giáo viên Uỷ viên HĐ  
     
  ĐIỆN BIÊN ĐÔNG – 2021
 
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Báo cáo tự đánh giá 1
Danh sách chữ ký thành viên hội đồng tự đánh giá 1
Mục lục 2
Danh mục các chữ viết tắt 4
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 5
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 6
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 10
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 10
B. TỰ ĐÁNH GIÁ 13
I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3 13
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 13
Mở đầu 13
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường 14
Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác 16
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường 18
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng 21
Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo 23
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản 26
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên 28
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục 30
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 32
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học 34
Kết luận về Tiêu chuẩn 1 36
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 37
Mở đầu 37
Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng 38
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên 40
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên 43
Kết luận về Tiêu chuẩn 2 45
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 45
Mở đầu 45
Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn 46
Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập 49
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính – quản trị 52
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn 54
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi 56
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước 58
Kết luận về Tiêu chuẩn 3 61
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 61
Mở đầu 61
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ 61
Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường 64
Kết luận về Tiêu chuẩn 4 66
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 67
Mở đầu 67
Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non 67
Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 70
Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ 72
Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục 74
Kết luận về Tiêu chuẩn 5 77
Phần III. KẾT LUẬN CHUNG 77
Phần IV: PHỤ LỤC 77
 
 
 
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 
TT Viết tắt Chú thích
  1.  
UBND Ủy ban nhân dân
  1.  
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
  1.  
CBGV,NV Cán bộ giáo viên, nhân viên
  1.  
LĐTT Lao động tiên tiến
  1.  
LĐTTXS Lao động tiên tiến xuất sắc
  1.  
CBQL,GV,NV Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
  1.  
GDMN Giáo dục mầm non
  1.  
GV Giáo viên
  1.  
CSGD Chăm sóc giáo dục
  1.  
KH Kế hoạch
  1.  
ATTP An toàn thực phẩm
  1.  
CNTT Công nghệ thông tin
  1.  
CBQL Cán bộ quản lý
  1.  
CSVC Cơ sở vật chất
  1.  
XHH Xã hội hóa
  1.  
GVMN Giáo viên mầm non
  1.  
VBHN Văn bản hợp nhất
  1.  
BĐDCMHS Ban đại diện cha mẹ học sinh
  1.  
SDD Suy dinh dưỡng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Kết quả đánh giá
          1.1. Đánh giá tiêu chí mức 1, 2 và 3
Tiêu chuẩn, tiêu chí Kết quả
 Không đạt  Đạt
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chí 1.1   X X X
Tiêu chí 1.2   X X  
Tiêu chí 1.3   X X X
Tiêu chí 1.4   X X X
Tiêu chí 1.5   X X  
Tiêu chí 1.6   X X X
Tiêu chí 1.7   X X  
Tiêu chí 1.8   X X  
Tiêu chí 1.9   X X  
Tiêu chí 1.10   X X  
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chí 2.1   X X X
Tiêu chí 2.2   X X  
Tiêu chí 2.3   X X  
 Tiêu chuẩn 3
Tiêu chí 3.1   X X  
Tiêu chí 3.2   X X  
Tiêu chí 3.3   X X  
Tiêu chí 3.4   X X  
Tiêu chí 3.5   X X X
Tiêu chí 3.6   X X  
Tiêu chuẩn 4
Tiêu chí 4.1   X X X
Tiêu chí 4.2   X X X
Tiêu chuẩn 5
Tiêu chí 5.1   X X  
Tiêu chí 5.2   X X X
Tiêu chí 5.3   X X X
Tiêu chí 5.4   X X X
Kết quả: Đạt mức 1 đạt 25/25 tiêu chí; mức 2 đạt 25/25 tiêu chí;  đạt mức 3: 11/19 tiêu chí.
          2. Kết luận: Trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.
 
 
PHẦN I. CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường: Trường Mầm non Pu Nhi
Tên trước đây: Trường Mầm non Háng Trợ
Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông
                          
  Tỉnh Điện Biên   Họ và tên Hiệu trưởng Cù Thị Liên
Huyện Điện Biên Đông   Điện thoại        0941656889
Pu Nhi   Fax  
Đạt chuẩn quốc gia     Website http://mnpunhi.pgddienbienndong .edu.vn/
Năm thành lập trường 2008
 
  Số điểm trường 4
Công lập X   Thuộc vùng đặc biệt khó khăn x
Tư thục     Trường liên kết với nước ngoài  
Dân lập     Loại hình khác  
           
  1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Số nhóm, lớp Năm học
2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022
Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 1 1 0
Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 3 3 3 3 4
Số lớp 3- 4 tuổi 2 1 1 2 1
Số lớp 4-5 tuổi 2 1 1 1 2
Số lớp 5 - 6 tuổi 2 1 2 1 2
Số lớp mẫu giáo ghép 3 – 4 tuổi 0 0 0 0 0
Số lớp mẫu giáo ghép 4– 5 tuổi 0 0 0 0 0
Số lớp mẫu giáo ghép 3 – 5 tuổi 3 5 4 5 5
Cộng 12 11 12 13 14
2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường
TT Số liệu Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022
I Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo 12 11 12 13  
14
 
1 Phòng kiên cố 4 4 8 8 8
2 Phòng  bán kiên cố 7 7 4 5 6
3 Phòng  tạm 1 0 0 0 0
II Khối phòng phục vụ học tập 0 0 1 1 1
1 Phòng kiên cố 0 0 0 0 0
2 Phòng bán kiên cố 0 0 1 1 1
3 Phòng  tạm 0 0 0 0 0
III Khối phòng hành chính quản trị 3 3 7 7 7
1 Phòng kiên cố 0 0 4 4 4
2 Phòng bán kiên cố 0 0 3 3 3
3 Phòng  tạm 3 3 0 0 0
IV Khối phòng tổ chức ăn 5 5 6 6 10
1 Bếp nấu ăn cho trẻ 5 5 5 5 5
2 Kho 0 0 1 1 5
V Các công trình, khối phòng chức năng khác 5 5 7 3 3
1 Phòng công vụ 5 5 7 3 3
  Cộng 25 24 33 30 35
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá
  Tổng số Nữ Dân tộc thiểu số Trình độ đào tạo
Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn
Hiệu trưởng 1 1 0 0 0 1
Phó Hiệu trưởng 2 2 1 0 0 2
Giáo viên 20 20 18 0 12 8
Nhân viên 5 3 4 2 2 1
Cộng 28 28 21 2 14 12
b) Số liệu của 5 năm gần đây
TT Số liệu Năm học 2017-1018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022
1  Tổng số giáo viên 22 26 22 20 20
2 Tỷ lệ trẻ em/ giáo viên (đối với nhóm trẻ) 11.5 18.7 15,9 16,7 18,3
3 Tỷ lệ trẻ em/ giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú) 0 0 0 0 0
 
 
4
Tỷ lệ trẻ em/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ em bán trú) 12.2 9.7 14,5 17.4 17.2
5 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện 4 3 4 4 6
6 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 1 2 2 2 2
 
4. Trẻ em
a) Số liệu chung
TT Số liệu Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022
1 Tổng số trẻ em 264 305 329 343 351
- Nữ 118 117 151 156 171
- Dân tộc thiểu số 264 305 329 343 351
2 Đối tượng chính sách 264 149 218 226 223
3 Khuyết tật 0 0 0 0 1
4 Tuyển mới 69 70 25 51 41
5 Học 2 buổi/ngày 264 305 329 343 351
6 Bán trú 264 305 329 343 351
7 Tỷ lệ trẻ em/lớp 21.7 24.1 27.3 25.1 22.3
8 Tỷ lệ trẻ em/nhóm 23 37 27.6 29.3 32
  - Trẻ em từ 03 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0
- Trẻ em từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 25 51 41
- Trẻ em từ 25 đến 36 tháng tuổi 69 112 86 66 87
- Trẻ em từ 3-4 tuổi 76 69 72 86 67
- Trẻ em từ 4-5 tuổi 48 74 70 70 87
- Trẻ em từ 5-6 tuổi 71 50 76 70 69
b) Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và kết quả phổ cập
TT Số liệu Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022
1 Trong địa bàn tuyển sinh của trường tỷ lệ huy động trẻ em lứa tuổi MN tới trường 68,6 77,4 82,7 85 81,9
2 Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN 100 100 100 100 100
3 Tỷ lệ trẻ 5 tuổi khuyết tật học hòa nhập 0 0 0 0 100
 
PHẦN II.
TỰ ĐÁNH GIÁ
 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tình hình chung của nhà trường
Trường Mầm non Pu Nhi xã Pu Nhi được thành lập năm 2008, được chia tách từ trường Mầm non Háng Trợ theo quyết định số 1858/QĐ-UBND ngày 06/8/2008 của UBND huyện Điện Biên Đông. Trường nằm trên địa bàn bản Pu Nhi – xã Pu Nhi – huyện Điện Biên Đông – Tỉnh Điện Biên. Khi mới được thành lập toàn bộ trường lớp là nhà tạm, chật hẹp, cơ sở vật chất nghèo nàn thiếu thốn. Năm 2016 nhà trường được đầu tư xây 4 phòng bán kiên cố do nguồn vốn của dự án Trường mầm non Hữu nghị Canon tài trợ. Đến năm 2018 trường tiếp tục được đầu tư xây dựng thêm các phòng kiên cố hóa với 4 phòng học có công trình vệ sinh khép kín có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi  và 01 phòng Hội đồng, 02 phòng Ban giám hiệu, 01 phòng hành chính quản trị, và các hạng mục khác. Năm 2020 trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông xây dựng thêm các hạng mục còn thiếu, đến tại thời điểm đánh giá nhà trường đã có đủ cơ sở vật chất.
Vị trí trung tâm trường và các điểm trường đặt ở khu dân cư phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương. Có đường giao thông thuận lợi cho việc đưa đón trẻ tới trường, có hệ thống phòng, chống, cháy, nổ hiện đại đảm bảo yêu cầu. Trường có tổng diện tích là 5.526,5m2 trong đó diện tích phòng học là 50m2/phòng, sân chơi có diện tích 1.250m2, có vườn cây cho trẻ hoạt động trải nghiệm và tổ chức các hoạt động giáo dục là 3.814,5m2, diện tích đất xây dựng là 1.712m2. Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang , 04 điểm trường đều có tường xây, lưới B40  bao quanh, có cổng và biển trường đúng quy định. Trường có 14 nhóm lớp có  đầy đủ trang thiết bị, phòng làm việc, phòng chức năng, 100% cán bộ giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ.
Năm học 2021 - 2022 nhà trường có 14 nhóm lớp với 351 trẻ, trong đó có 04 nhóm trẻ 18-24-36 tháng với 128 trẻ; 10 lớp mẫu giáo với 223 trẻ. 100% trẻ được ăn bán trú tại trường và học 2 buổi/ngày, được chăm sóc - giáo dục theo Chương trình Giáo dục mầm non sửa đổi do Bộ giáo dục ban hành. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ hàng năm đạt trên 97%, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 100% trẻ, có biện pháp can thiệp phục hồi cho 100% trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi, số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi đến cuối năm còn dưới 4%. Trường đạt nhiều thành tích cao trong Hội giáo viên dạy giỏi các cấp, Hội thi tiếng hát trẻ thơ cấp huyện.
Trong những năm học vừa qua, nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao trực tiếp của phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông, của chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của tập thể CBGV,NV trong nhà trường, do đó nhà trường đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc: Từ năm 2016 đến 2021 trường liên tục đạt danh hiệu tập thể LĐTT được UBND huyện Điện Biên Đông tặng Giấy khen, năm học 2020-2021 đạt Danh hiệu tập thể LĐXS được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Tổ chức Công đoàn nhiều năm liên tục đạt công đoàn vững mạnh. Chi bộ Đảng trong nhà trường nhiều năm đạt chi bộ trong sạch hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhà trường có tổng số 28 CBQL, GV, NV (trong đó có 03 đồng chí cán bộ quản lý, 20 giáo viên, 5 nhân viên). Nhà trường có 12/20 giáo viên dạy giỏi các cấp (trong đó giỏi cấp trường 4 GV, giỏi cấp huyện 6 giáo viên, cấp tỉnh 2 giáo viên). Có 03 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phòng và các tổ chức đoàn thể khác có đầy đủ cơ cấu theo quy định. Đội ngũ CBQL, GV của trường nhiệt tình, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề, có tinh thần tự lực tự cường khắc phục khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới và nhiệm vụ GDMN trong giai đoạn hiện nay. Trường có đội ngũ CBQL, GV, NV đủ theo Điều lệ trường mầm non. 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, giáo viên dạy giỏi các cấp 12/20 đạt 60%. Chất lượng đội ngũ GV, chất lượng CSGD trẻ được nâng lên và được khẳng định qua kết quả đánh giá chất lượng của từng năm học. Trong những năm qua các mặt hoạt động của nhà trường đều ổn định, phát triển bền vững, uy tín và vị thế của nhà trường đối với ngành học, với chính quyền địa phương và cha mẹ trẻ ngày một nâng lên đáp ứng đủ điều kiện trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 2.
2. Mục đích tự đánh giá
Trước yêu cầu thực tiễn về việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường, trường Mầm non Pu Nhi xã Pu Nhi đã tiếp tục triển khai công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường.
Tự đánh giá là quá trình nhà trường tự kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT  Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường Mầm non.
Mục đích của việc tự đánh giá nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường, giúp cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của trường. Từ đó có biện pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp để cải thiện chất lượng hoạt động của nhà trường trong những năm tiếp theo nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định.
Thông qua việc tự đánh giá, nhận thức của tập thể CBQL, GV, NV về công tác đánh giá và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Quá trình đánh giá giúp công tác quản lý nhà trường ngày một chặt chẽ và quy củ. Công tác tự đánh giá thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trước nhiệm vụ được giao.
3. Tóm tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động tự đánh giá
Để triển khai và hoàn thành tốt công tác tự đánh giá, nhà trường đã huy động tất cả các nguồn lực sẵn có. Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng gồm cán bộ chủ chốt, người đứng đầu, đại diện Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Thanh tra nhân dân giáo viên cốt cán. Hội đồng tự đánh giá của trường tiến hành theo đúng quy trình tự đánh giá, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, tổ chức hướng dẫn kỹ năng viết phiếu đánh giá tiêu chí, xác định nội hàm gợi ý tìm minh chứng cho từng nhóm. Hội đồng tự đánh giá được chia thành 05 nhóm, mỗi nhóm được phân công thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng, nghiên cứu đánh giá 01 tiêu chuẩn.
Hoạt động tự đánh giá của nhà trường được thực hiện theo đúng quy trình Bộ GD&ĐT hướng dẫn gồm 7 bước sau:
Bước 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
Bước 2. Lập kế hoạch tự đánh giá.
Bước 3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
Bước 4. Đánh giá các mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
Bước 5. Viết báo cáo tự đánh giá.
Bước 6. Công bố báo cáo tự đánh giá.
Bước 7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Tất cả các bước trên đều được thực hiện đúng hướng dẫn và đảm bảo tính dân chủ, công khai khoa học.
Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất; mọi quyết định có giá trị khi ít nhất 2/3 số thành viên trong Hội đồng tự đánh giá nhất trí.
Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó chủ yếu bằng phương pháp khảo sát thực tế tất cả các mặt hoạt động của nhà trường liên quan đến nội dung của 5 tiêu chuẩn, trong quá trình đánh giá nhà trường căn cứ vào các văn bản quy định kiểm định chất lượng GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành để làm cơ sở cho việc tiến hành tự đánh giá. Ngoài ra, nhà trường còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác (máy vi tính, máy in, máy ảnh, mạng Internet...) để khai thác thông tin, minh chứng và viết báo cáo.
Trong quá trình tự đánh giá, các nhóm công tác đã tiến hành thu thập, xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng, đối chiếu với các tiêu chuẩn, tiêu chí theo Thông tư số 19/2018/TT-BGD&ĐT. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cải tiến tìm biện pháp để khắc phục những tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Ban thư ký có trách nhiệm tập hợp các phiếu tự đánh giá theo từng tiêu chuẩn và viết báo cáo tự đánh giá, sau khi viết báo cáo, nhà trường sẽ công khai báo cáo tự đánh giá, căn cứ vào Thông tư 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với  trường mầm non. Căn cứ vào kết quả tự đánh giá nhà trường đạt cấp độ 2.
 
B. TỰ ĐÁNH GIÁ
I.  TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Mở đầu
Trường Mầm non Pu Nhi có các tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; có Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng, có các tổ chuyên môn và tổ Văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Nhà trường thực hiện quản lý và sử dụng tài chính, tài sản, lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định. Hằng năm xây dựng KH bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBGV, NV; xây dựng kế hoạch đề ra chiến lược xây dựng và phát triển về công tác tổ chức và quản lý các hoạt động trong nhà trường. Kiện toàn đầy đủ cơ cấu tổ chức theo đúng quy định trong Điều lệ trường mầm non, có tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được chia theo độ tuổi, học 2 buổi/ngày. Nhà trường thực hiện quản lý và sử dụng tài chính, tài sản, lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định. Hằng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng chăm sóc giáo dục. Giáo viên các nhóm, lớp căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn thực hiện chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Định kỳ tiến hành rà soát, đánh giá, điểu chỉnh, bổ sung kịp thời. Phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đúng theo năng lực sở trường của mỗi cá nhân, đảm bảo các quyền lợi khác theo quy định. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan đơn vị, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đảm bảo tốt an ninh trật tự, vệ sinh ATTP, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, không có hiện tượng kỳ thị hành vi bạo lực hay vi phạm pháp luật bình đẳng giới trong nhà trường.
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường      
 Mức 1:
a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.
Mức 2:
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
Mức 3:
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
 Mức 1:
Nhà trường có Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2026, định hướng đến năm 2030 phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một được quy định tại Điều 104 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019 [H1-1.1-01], phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn, sát với thực tế, phù hợp với các nguồn lực và điều kiện của nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ CBQL, GV, NV và học sinh. Hằng năm, nhà trường căn cứ theo kế hoạch từng giai đoạn cụ thể hóa thành kế hoạch phát triển nhà trường theo từng năm học và đề ra phương hướng cho những năm tiếp theo [H1-1.1-02].
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng ủy, căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được giao. Nhà trường xây dựng kế hoạch số 14/KH-MNPN ngày 04/4/2021 về "Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2026, định hướng đến năm 2030” [H1-1.1-01] Kế hoạch phát triển nhà trường năm học 2021-2022, được phòng GD&ĐT huyện Điện Biên phê duyệt để triển khai, thực hiện đảm bảo theo quy định [H1-1.1-02].
Hằng năm nhà trường làm tốt công tác công khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn và theo từng năm học tới toàn thể CBQL, GV, NV trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm học và được niêm yết trên bảng tin công khai [1.1-03], được đăng tải trên trang thông tin điện tử Website: http://mnpunhi.pgddienbiendong.edu.vn để CBQL, GV, NV, cha mẹ trẻ và nhân dân cùng biết [1.1-04].
Mức 2:
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường như: Hội đồng trường, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường [H1-1.1-05], Ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, sử dụng tài chính, chế độ chính sách, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường giám sát công tác xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục [H1-1.1.06].
Mức 3:
Nhà trường định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường; Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ em và cộng đồng [H1-1.1-05]; [H1-1.1-07].
2. Điểm mạnh
Trong những năm qua nhà trường đã xây dựng phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường theo giai đoạn và được cụ thể thành kế hoạch phát triển của nhà trường theo từng năm học phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nguồn lực của nhà trường, đưa ra các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường theo giai đoạn, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường theo từng năm được phòng GD&ĐT phê duyệt và công khai  niêm yết trên bảng tin, được đăng tải trên trang thông tin điện tử Website: http://mnpunhi.pgddienbiendong.edu.vn của nhà trường. Hằng năm định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh việc thực hiện phương hướng, chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Hội đồng trường, Ban thanh tra nhân dân nâng cao chất lượng thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát định kỳ và thường xuyên các hoạt động thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà trường theo từng năm học Hội đồng trường, Ban thanh tra nhân dân Kế hoạch phát triển nhà trường theo từng năm học.
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng trường, Ban thanh tra nhân dân.
Trong năm học 2021 -2022 và các năm tiếp theo. Không
            5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 3
 Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đng khác
Mức 1:
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.
Mức 2:
Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Trong những năm qua nhà trường luôn làm tốt công tác kiện toàn Hội đồng trường, Hội đồng trường của nhà trường được thành lập theo Điều lệ trường mầm non, gồm 10 thành viên theo Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2021 của UBND huyện Điện Biên Đông về việc thành lập Hội đồng trường các trường Mầm non nhiệm kỳ 2021-2026 gồm 10 thành viên [H1-1.1-04]. Các hội đồng khác đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường Mầm non theo quyết định của Hiệu trưởng nhà trường như: Hội đồng thi đua khen thưởng gồm 7 thành viên [H1-1.2-01]; Hội đồng chấm giáo viên giỏi cấp trường gồm 5 thành viên [H1-1.2- 02]; Hội đồng chấm sáng kiến gồm 5 thành viên [H1-1.2-03]; Hội đồng tư vấn chuyên môn gồm 7 thành viên [H1-1.2- 04]; Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục nhà trường gồm 7 thành viên [H1-1.2- 05].
Hội đồng trường và các hội đồng khác thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định Điều lệ trường mầm non Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch đầu tư và phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và theo từng năm học; Quyết nghị về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của nhà trường; giới thiệu nhân sự để quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường [H1-1.1-04]; Hội đồng Thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em trong nhà trường [H1-1.2-01]; Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi giúp nhà trưởng tổ chức hội thi của giáo viên [H1-1.2- 02]; Hội đồng chấm sáng kiến giúp nhà trường đánh giá xếp loại đề tài của giáo viên [H1-1.2- 03].
Hoạt động của Hội đồng trường và các hội đồng khác được định kỳ rà soát đánh giá, điều chỉnh bổ sung nội dung hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương [H1-1.1-04]; [H1-1.2-01] [H1-1.2- 02]; [H1-1.2- 03].
Mức 2:
Hội đồng trường và các hội đồng khác duy trì hoạt động tích cực có hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, được đánh giá cao trong việc góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường [H1-1.2-06]; [H1-1.2-07].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có Hội đồng trường và các hội đồng khác và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Hội đồng trường và các Hội đồng khác được định kỳ rà soát đánh giá, điều chỉnh bổ sung nội dung phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Hằng năm Hội đồng trường và các hội đồng khác duy trì tổ chức các hoạt động có hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ trường Mầm non, được đánh giá cao trong việc góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Kiện toàn hội đồng trường và thành lập các hội đồng khác theo quy định UBND huyện, Hiệu trưởng, Tờ trình Tháng 9 Không
Hội đồng trường và các Hội đồng khác tiếp tục phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động, kiểm tra giám sát góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường. Các thành viên trong Hội động trường; Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng chấm thi GV giỏi.
Hội đồng thẩm định Chương trình Giáo dục nhà trường, Hội đồng tư vấn chuyên môn, Hội đồng chấm sáng kiến.
Phân công nhiệm vụ, các quyết định thành lập. Năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo Không
        5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường.
Mức 1:
a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.
Mức 2:
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
Mức 3:
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Nhà trường có tổ chức Công đoàn gồm 26 công đoàn viên; Có Ban chấp hành Công đoàn gồm 01 Chủ tịch và 05 ủy viên [H1-1.3-01]; Có 01 chi Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh gồm Bí thư chi đoàn và 14 đoàn viên, có 01 Bí thư chi đoàn, 01 phó Bí thư chi đoàn và 01 ủy viên BCHCĐ [H1-1.3-02].
Hằng năm Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể, tổ chức khác hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn, Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch giáo dục đề ra [H1-1.3-01]; [H1-1.3-02].
Trong những năm qua các hoạt động của tổ chức, đoàn thể nhà trường thường xuyên được rà soát, kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động một cách hiệu quả  [H1-1.2-07]; [H1-1.3-01]; [H1-1.3-02].
Mức 2: 
Nhà trường có 01 chi bộ Đảng hoạt động độc lập gồm Bí thư chi bộ và 09 đảng viên [H1-1.3-03]. Chi bộ thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng đường lối, chủ trương, chính sách, bồi dưỡng tư tưởng chính trị đạo đức lối sống cho đội ngũ Đảng viên, thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ được giao. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, chi bộ nhà trường được Đảng ủy xã Pu Nhi đánh giá 04 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ và 01 năm hoàn thành nhiệm vụ [H1-1.3-03]; [H1-1.3-04].
 Tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt nam có cơ cấu tổ chức, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam [H1-1.3-01].
Hằng năm các đoàn thể, tổ chức khác tích cực phối kết hợp với nhà trường thực hiện đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, chất lượng giáo viên, chất lượng các hội thi, các hoạt động phong trào của nhà trường [H1-1.2-05].      
 Mức 3:
 Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, chi bộ nhà trường được Đảng ủy xã Pu Nhi đánh giá 04 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ và 01 năm hoàn thành nhiệm vụ [H1-1.3-04].
Các đoàn thể và các tổ chức khác của nhà trường hằng năm đều có những đóng góp tích cực vào các hoạt động của nhà trường và cộng đồng mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động như: Các ngày lễ hội, các cuộc giao lưu, hội thi của giáo viên và trẻ [H1-1.2-07].
 2. Điểm mạnh
 Trường có Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác như: Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đều có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định, hằng năm được rà soát đánh giá làm tốt công tác tham mưu, tích cực phối kết hợp tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường và cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, chi bộ nhà trường được Đảng ủy xã Pu Nhi đánh giá 04 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng; xây dựng quy chế hoạt động của các tổ chức, đoàn thể đảm bảo theo quy định, các đoàn thể, tổ chức khác phối hợp thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường.
Tích cực học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn, đưa ra các giải pháp đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng về mọi mặt của nhà trường.
Chi bộ  trường mầm non xã, các tổ chức đoàn thể. Phân công nhiệm vụ, quy chế hoạt động. Trong các năm học 2021-2022, trong nhiệm kỳ.  
 
Không
Tổ chức các buổi chuyên đề, lấy ý kiến thảo luận, đề xuất các ý tưởng đổi mới của các thành viên Bí thư chi bộ, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Các đảng viên, đoàn viên Đoàn Thanh niên Năm học 2021-2022 Không
Tích cực tham mưu với Đảng ủy xã Pu Nhi kết nạp 4 đảng viên đã học xong lớp cảm tình Đảng. Tiếp tục  phân công đảng viên giúp đỡ bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để tham gia bồi dưỡng lớp cảm tình Đảng. Bí thư chi bộ Các Đảng viên,  Đoàn viên ưu tú Năm học 2021-2022 Không
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
Mức 1:
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Mức 2
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
Mức 3:
a) Hoạt động của tổ chuyên môn tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Đến thời điểm đánh giá nhà trường có 01 hiệu trưởng; 02 phó hiệu trưởng, đủ theo quy định tại Thông tư liên tịch số: 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập [H1-1.4-01]; [H1-1.4-02];  [H1-1.4-03].
 Nhà trường có 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng, tổ chuyên môn nhà trẻ có 08 giáo viên, tổ mẫu giáo đơn có 07 giáo viên, tổ mẫu giáo ghép có 08 giáo viên, tổ văn phòng có 05 nhân viên. Các tổ chuyên môn đều có tổ trưởng và tổ phó theo quy định tại Điều lệ trường mầm non [H1-1.4-04].
Hằng năm tổ chuyên môn, tổ văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động theo năm học, tháng, tuần. Trong những năm học qua tổ chuyên môn, tổ văn phòng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ như lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; quản lý, sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục, hồ sơ sổ sách, thực hiện quy chế chuyên môn, tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ 2 lần/tháng, tham gia đánh giá xếp loại CBGVNV trong tổ theo quy định [H1-1.4 -05]; [H1-1.4 -06]; [H1-1.4 -07].
 Mức 2:
Tổ chuyên môn căn cứ vào các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và tình hình thực tế của tổ để đề xuất các chuyên đề chuyên môn với nhà trường. Trong 5 năm tổ chuyên môn đã đề xuất xây dựng được nhiều chuyên đề, các tiết chuyên đề được xây dựng từ những đề xuất thực tế của GV, qua việc tổ chức các tiết chuyên đề để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đội ngũ giáo viên. Các chuyên đề tổ đã đề xuất trong năm học 2021-2022 như: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; học tập cộng đồng dựa trên sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; sử dụng bộ công cụ ELM vào tổ chức các hoạt động giáo dục; chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, chuyên đề giáo dục về giới; kỹ năng phòng chống thiên tai và tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non, tiếp tục thực hiện chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh"; chuyên đề tăng cường tiếng Việt, giao lưu “Tôi yêu Việt Nam” các chuyên đề được tổ chức thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trong nhà trường [H1-1.4-08].
Hằng năm các tổ chuyên môn, tổ văn phòng tổ chức hoạt động theo đúng kế hoạch được định kỳ rà soát, kiểm tra, đánh giá từ đó có sự điều chỉnh bổ sung kế hoạch các tháng tiếp theo cho phù hợp với điều kiện thực tế của tổ [H1-1.4-06]; [H1-1.4 -07]; [H1-1.2-07].
Mức 3:
Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường như: Tổ chức các chuyên đề, xây dựng khẩu phần, thực đơn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, phối hợp tổ chức tốt các hội thi, các hoạt động tham quan, lễ hội; thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 2 lần/tháng theo quy định, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học của tổ, tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV, đánh giá nhân viên theo quy định; góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của nhà trường [H1-1.2- 07]; [1.4- 09].
Hằng năm các tổ chuyên môn triển khai thực hiện hiệu quả các chuyên đề đã đề xuất với nhà trường góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H1-1.2- 07]; [1.4- 09].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có 01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng đủ số lượng theo quy định tại Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập. Có 03 tổ chuyên môn và  01 tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo năm học và theo tháng, định kỳ sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng theo quy định của Điều lệ trường Mầm non, tổ chức các hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Định kỳ thực hiện rà soát, đánh giá, điều chỉnh bổ sung các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
 3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Tổ chức có hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề tổ theo nghiên cứu bài học.
Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn: Dành thời gian để trao đổi thảo luận về đổi mới phương pháp giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng CNTT trong các hoạt động...
Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, GV. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn. Năm học 2021-2022 Không
Các tổ chuyên môn chủ động tích cực hơn trong việc đề xuất nội dung sinh hoạt chuyên đề để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường. CBQL, tổ trưởng, các thành viên tổ chuyên môn, văn phòng. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn. Năm học 2021-2022 Không
Kiểm tra đột xuất và định kỳ về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Ban thanh tra nhân dân. Kế hoạch kiểm tra nội bộ. Năm học 2021-2022 Không
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
Mức 1:
a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 2 buổi trên ngày;
c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ em cùng một dạng khuyết tật.
Mức 2:
Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.
Mức 3:
Nhà trường có không quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Trong các năm học nhà trường phân chia số lượng trẻ theo độ tuổi và biên chế cho mỗi nhóm lớp đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Năm học 2021 - 2022 trường có 14 nhóm, lớp với 351 trẻ, trong đó 04 nhóm trẻ 128 trẻ, 01 lớp mẫu giáo bé với 33 trẻ, 02 lớp mẫu giáo nhỡ với 46 trẻ,  02 lớp mẫu giáo lớn với 40 trẻ; 05 lớp mẫu giáo ghép 3-4-5 tuổi với 104 trẻ do số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non nên nhà trường tổ chức thành 05 lớp mẫu giáo ghép [H1-1.5-01].
100% các nhóm, lớp được tổ chức ăn bán trú học 2 buổi/ngày đảm bảo theo quy định [H1-1.5-02].
 Nhà trường đã huy động 01 trẻ khuyết tật học hòa nhập tại lớp mẫu giáo Háng Giống A đạt 100% [H1-1.5-03].
Mức 2:
Hằng năm số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo của nhà trường đều được phân chia theo độ tuổi: Năm học 2017-2018 nhà trường có 12 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với 264 trẻ, trong đó: 03 nhóm trẻ với 69 trẻ, 02 lớp mẫu giáo bé với 56 trẻ, 02 lớp mẫu giáo nhỡ với 33  trẻ, 02 lớp mẫu giáo lớn với 61 trẻ, 03 lớp mẫu giáo ghép 3-4-5 tuổi với 45 trẻ. Năm học 2018-2019 nhà trường có 11 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với 305 trẻ, trong đó: 03 nhóm trẻ với 112 trẻ, 01 lớp mẫu giáo bé với 30 trẻ, 01 lớp mẫu giáo nhỡ với 41 trẻ, 01 lớp mẫu giáo lớn với 40 trẻ, 05 lớp mẫu giáo ghép 3-4-5 tuổi với 82 trẻ. Năm học 2019-2020 nhà trường có 12 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với 329 trẻ , trong đó: 03 nhóm trẻ với 111 trẻ, 01 lớp mẫu giáo bé với 45 trẻ, 01 lớp mẫu giáo nhỡ với 41 trẻ, 01 lớp mẫu giáo lớn với 36  trẻ, 04 lớp mẫu giáo ghép 3-4-5 tuổi với 96 trẻ. Năm học 2020 - 2021 nhà trường có 13 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với 343 trẻ, trong đó: 03 nhóm trẻ với 117 trẻ, 02 lớp mẫu giáo bé với 45 học sinh, 01 lớp mẫu giáo nhỡ với 40 học sinh, 01 lớp mẫu giáo lớn với 41 trẻ, 05 lớp mẫu giáo ghép 3-4-5 tuổi với 100 trẻ . Năm học 2021-2022 nhà trường có 14 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với 351 trẻ, trong đó: 04 nhóm trẻ với 128 trẻ, 01 lớp mẫu giáo bé với 33 trẻ, 02 lớp mẫu giáo nhỡ với 46 trẻ, 02 lớp mẫu giáo lớn với 40 trẻ, 05 lớp mẫu giáo ghép 3-4-5 tuổi với 104 trẻ, tuy nhiên nhà trường có 4 nhóm trẻ có số lượng trẻ vượt so với quy định của Điều lệ trường Mầm non [H1-1.5-01].
Mức 3:
Trong 5 năm liên tiếp nhà trường không có năm nào vượt quá 20 nhóm, lớp Cụ thể: Năm học 2017 - 2018 có tổng số là 12 nhóm, lớp; Năm học 2018 - 2019 có tổng số là 11 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; năm học 2019 - 2020 là 12 nhóm, lớp; năm học 2020 - 2021 là 13 nhóm nhóm, lớp; năm học 2021 - 2022 là 14 nhóm, lớp; đến thời điểm hiện tại nhà trường có 4 nhóm trẻ, 10 lớp mẫu giáo: Điểm trường trung tâm có 2 nhóm trẻ, 5 lớp mẫu giáo; điểm trường Pu Cai có 1 lớp mẫu giáo ghép 3-4-5 tuổi; điểm trường Háng Giống A có 1 nhóm trẻ, 1 lớp mẫu giáo Ghép 3-4-5 tuổi; điểm trường Háng Giống B có 1 lớp mẫu giáo Ghép 3-4-5 tuổi; điểm trường Phù Lồng có 01 nhóm trẻ, 02 lớp mẫu giáo ghép 3- 4 - 5 tuổi. [H1-1.5-01].
2. Điểm mạnh
100% các lớp được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú tại trường. Năm học 2021-2022 nhà trường đã huy động được 100% trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập và không có năm nào vượt quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. Trong 4 năm liên tục nhà trường không có trẻ khuyết tật.
3. Điểm yếu:
Nhà trường có 5 lớp mẫu giáo ghép chưa  phân chia được theo độ tuổi; có 4 nhóm trẻ vượt quá số lượng so với quy định.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Xây dựng kế hoạch phương hướng chiến lược  phát triển nhà trường và giao chỉ tiêu huy động trẻ cho từng giáo viên đảm bảo số học sinh/lớp mẫu giáo đơn theo quy định. Hiệu trưởng Dân số trẻ trên địa bàn; CSVC, đội ngũ giáo viên đủ theo quy định Năm học 2021-2022 Không
Tăng cường tuyên truyền cho trẻ học đúng tuyến tại các điểm trường bằng các hình thức: tuyên truyền qua các buổi họp Hội đồng nhân dân xã, các buổi họp phụ huynh, qua trưởng thôn đội bản tuyên truyền tới cha mẹ cho trẻ học tại ở các điểm trường, để đảm bảo đủ số lượng trẻ ở điểm trường, giảm lớp mẫu giáo ghép, giảm số trẻ vượt mức tối đa/lớp, bố trí sắp xếp phù hợp cho trẻ học theo độ tuổi đúng quy định. CBQL, giáo viên, cha mẹ trẻ Kế hoạch thực hiện nhệm vụ năm học.
Kế hoạch giáo dục trẻ em.
Phân công nhiệm vụ hàng năm
Trong các năm học tiếp theo Không
 
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
Mức 1:
a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành.
Mức 2:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
Mức 3:
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
 Nhà trường có các loại hồ sơ sổ sách theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ gồm: Hồ sơ quản lý trẻ em [H1-1.5-01]; Hồ sơ quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên [H-1.6-01]; Hồ sơ quản lý các văn bản [H1-1.6-02]; Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính [1.6-03]; Hồ sơ quản lý bán trú [H1-1.6-04]; Hồ sơ phổ cập giáo dục [H-1.6-05]; Kế hoạch phát triển nhà trường [H1-1.1-02]; Hồ sơ quản lý trẻ em khuyết tật học hòa nhập [H1-1.5-03]; Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo năm học [H1-1.4-05].
Hằng năm nhà trường đều lập dự toán thực hiện công tác thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản theo quy định, định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản, lưu trữ chứng từ thu, chi, quyết toán đầy đủ và công khai theo quy định [1.6-03]. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng căn cứ và hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương và các quy định hiện hành [H1-1.6-05].
Hằng năm nhà trường làm tốt công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục. Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, lưu trữ theo quy định. Trong 05 năm qua nhà trường  không vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán các cấp [1.6-06]; [H1-1.6-07]; [H1-1.6-08].
Mức 2:
Trong các năm học qua nhà trường sử dụng có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính tài chính và tài sản của nhà trường. Hệ thống máy tính được kết nối mạng Internet, sử dụng phần mềm Missa phục vụ cho công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản và các hoạt động trong nhà trường [1.6-03]; [1.6-07].
Trong 5 năm liên tiếp nhà trường được các cấp kiểm tra đánh giá, kết luận thực hiện tốt việc quản lý hành chính, tài chính, tài sản, lưu trữ các chứng từ đầy đủ, khoa học không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính, tài sản [H1-1.6-08].
Mức 3:
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương và các quy định của pháp luật như: Kế hoạch phương hướng chiến lược phát triển trường Mầm non Pu Nhi giai đoạn 2021-2026 và định hướng đến năm 2030 [H1-1.1-01]; Kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm học 2021-2022 [H1-1.1-02]; nhà trường quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cấp và kinh phí xã hội hóa giáo dục; khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC hiện có để phục vụ cho các hoạt động giáo dục [H1-1.2-07].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định của Điều lệ trường Mầm non, được lưu trữ đầy đủ theo quy định của luật lưu trữ. Hàng năm nhà trường lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành. Hằng năm đã làm tốt công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục. Trong những năm qua nhà trường sử dụng có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường. Trong 5 năm liên tiếp nhà trường được các cấp kiểm tra đánh giá, kết luận không vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính, tài sản. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Quản lý, lưu trữ hệ thống hồ sơ sổ sách khoa học hơn, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, CNTT trong quản lý hành chính, tài sản, cơ sở vật chất, hàng năm thu thập lưu trữ minh chứng về hồ sơ sổ sách. CBQL, GV, NV Hệ thống hồ sơ sổ sách nhà trường. Năm 2021-2022 Không
Duy trì và làm tốt công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục. CBQL, kế toán, tổ chuyên môn, tổ văn phòng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, số lượng giáo viên, học sinh, CSVC. Năm 2021-2022 và trong các năm học tiếp theo Không
Hàng năm xây dựng kế hoạch vận động tài trợ tuyên truyền tới nhân dân, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân và các bậc cha mẹ trẻ về công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ.  Hiệu trưởng, kế toán, Cha mẹ trẻ, các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, học sinh, CSVC. Năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo Không
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
Mức 1:
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2:
Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Nhà trường có KH bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và nhân viên, mỗi CBQL, giáo viên đều có KH tự bồi dưỡng thường xuyên [H1-1.4-05].
Hằng năm nhà trường phân công nhiệm vụ, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo hợp lý, phù hợp với năng lực sở trường công tác, đảm bảo hiệu quả nhằm phát huy khả năng của mỗi cá nhân trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường [H1-1.7-01].
100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định theo Điều 29 Điều lệ trường mầm non ban hành tại Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo: Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định. Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhà trường; được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng. Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định. Các quyền khác theo quy định của pháp luật [1.6-03]; [H1-1.1-02]; [H1-1.2-07].
 Mức 2:
 Trong những năm qua nhà trường xây dựng kế hoạch có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên như: phát huy vai trò của các thành viên Hội đồng tư vấn chuyên môn, đội ngũ cốt cán trong nhà trường... Tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục góp phần phát triển và nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường [H1-1.1-02]; [H1-1.2-07].
2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng đầy đủ các loại kế hoạch theo quy định, có các nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phân công nhiệm vụ cụ thể, hợp lý, rõ ràng phù hợp với năng lực từng người, có những biện pháp phát huy được khả năng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được bảo đảm các quyền theo quy định.
3. Đim yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và sinh hoạt chuyên đề  cho GV theo hướng nghiên cứu bài học có chất lượng. CBQL, tổ trưởng, GV. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn. Năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo. Không
Đảm bảo đầy đủ các quyền lợi cho CBQL, GV, NV theo quy định. CBQL, GV.  Điều lệ trường mầm non.
Các văn bản quy định chế độ chính sách cho CBQL, GV, NV.
Năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo. Không
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2                                                                                      
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
Mức 1:
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
Mức 2:
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
 Hằng năm, nhà trường căn cứ vào Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành để chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục nhà trường, lựa chọn mục tiêu, nội dung và các hoạt động giáo dục phù hợp với nhận thức của học sinh, phù hợp với điều kiện của lớp, của trường và địa phương [H1-1.4-05]; [H1-1.5-02].
Chỉ đạo giáo viên các nhóm, lớp xây dựng đầy đủ kế hoạch hoạt động giáo dục và thực hiện đầy đủ, hiệu quả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định của lớp, của trường, của ngành và địa phương [H1-1.5-02].
Nhà trường, tổ chuyên môn phối hợp định kỳ kiểm tra, rà soát, đánh giá và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhóm, lớp [H1-1.2-07]; [H1-1.8-01].
Mức 2:
Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra, đánh giá các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của từng nhóm, lớp, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Trong những năm học vừa qua không có giáo viên nào vi phạm quy chế chuyên môn. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua từng năm được nâng lên một cách rõ rệt [H1-1.2-07]; [H1-1.8-01].
2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục sát với chương trình giáo dục Mầm non theo Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đảm bảo phù hợp với khả năng, năng lực của trẻ, điều kiện của nhà trường, địa phương. Đồng thời đưa ra các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Ban giám hiệu tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chăm sóc giáo dục trẻ của đội ngũ nhà giáo CBQL, tổ chuyên môn, GV. Phương hướng chiến lược phát triển nhà trường theo từng năm học, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn. Năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo Không
Thực hiện phát triển chương trình phù hợp với điều kiện của trường: xây dựng chương trình phù hợp với bối cảnh địa phương. CBQL, tổ chuyên môn, GV. Kế hoạch giáo dục nhà trường. Kế hoạch giáo dục trẻ. Năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo. Không
Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, kịp thời tư vấn, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch giáo dục của giáo viên tại các nhóm lớp. CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV  cốt cán. Phương hướng phát triển nhà trường theo từng năm học, kế hoạch kiểm tra nội bộ. Năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo. Không
          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Mức 1:
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh (nếu có) thuộc thẩm quyền sử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
c) Hằng năm có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ.
Mức 2:
Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Hằng năm, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường được tham gia, thảo luận đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định và quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường tại Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm như: các mục tiêu, nhiệm vụ phương hướng nhà trường, các Nội quy, quy định như: Quy chế dân chủ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản, quy tắc ứng xử văn hóa trường học, quy chế chuyên môn... các quy định liên quan đến các hoạt động của nhà trường [H1-1.1-05]; [H1-1.9-01]; [H1-1.9-02].
Nhà trường luôn thực hiện tốt, đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định, đúng pháp luật, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường [H1-1.9-01]; [H1-1.9-02].
Hằng năm nhà trường làm tốt công tác báo cáo cấp trên về kết quả thực hiện quy chế dân chủ tại đơn vị, có các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả [H1-1.9-02].
Mức 2:
Nhà trường có các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả như: Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện công khai chất lượng chăm sóc giáo dục, chất lượng đội ngũ, chất lượng trẻ, tài chính, tài sản, các KH của nhà trường, thi đua, nâng lương, công tác Đảng, các nội dung liên quan đến chế độ chính sách CBQL, giáo viên, nhân viên và kết quả XHH giáo dục [H1-1.9-03].
 2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng được quy chế làm việc trong đơn vị, trong quan hệ công tác và xử lý công việc, lãnh đạo nhà trường dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ từ đó đã tạo được uy tín trong tập thể nhà trường, các hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, tập thể sư phạm có tinh thần đoàn kết nội bộ cao, tâm huyết với nghề nghiệp. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả trong các hoạt động giáo dục theo đúng quy định. Nhà trường không có đơn thư khiếu nại tố cáo. Nhà trường chấp hành tốt sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Phòng Giáo dục và Đào tạo, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về báo cáo; chấp hành tốt sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục. Ban thanh tra nhân dân có các biện pháp, cơ chế giám sát thực hiện theo quy định đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Thực hiện công tác dân chủ, công khai minh bạch. Ban giám hiêu nhà trường. Quy chế dân chủ, bảng công khai, trang Web của trường. Năm 2021-2022 và trong các năm học tiếp theo. Không
Lấy ý kiến dân chủ, bàn bạc của đội ngũ trong nhà trường trước khi thực hiện các nội dung phát huy quyền dân chủ của CBQL, GV, NV trong việc góp ý nội quy quy chế, quy định liên quan đến các hoạt động của nhà trường. Ban giám hiêu nhà trường. Quy chế dân chủ trong nhà trường, nội quy, quy chế trường học.
 
Năm 2021-2022 và trong các năm học tiếp theo. Không
Lắng nghe ý kiến, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của đội ngũ, phụ huynh và cộng đồng để kịp thời giải quyết. Ban giám hiêu nhà trường. Quy chế dân chủ trong nhà trường, nội quy, quy chế trường học. Năm 2021-2022 và các năm học tiếp theo. Không
Ban thanh tra nhân dân, Hội đồng trường tăng cường việc giám sát thực hiện quy chế dân chủ của nhà trường. Ban thanh tra nhân dân, hội đồng trường, nhân dân trên địa bàn. Quy chế hoạt động các đoàn thể, Quy chế dân chủ. Năm 2021-2022. Không
         5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
Mức 1:
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích, an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
Mức 2:
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Nhà trường xây dựng đầy đủ các loại phương án thực hiện theo giai đoạn, theo năm học như: phương án đảm bảo an ninh trật tự [H1-1.10-01]; phương án vệ sinh an toàn thực phẩm [H1-1.10-02]; phương án an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích [H1-1.10-03]; phương án an toàn, phòng chống cháy nổ [H1-1.10-04]; Phương án an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai [H1-1.10-05]; phương án phòng chống dịch bệnh trong trường học, phương án xử lý khi có các trường hợp mắc Covid-19 [H1-1.10-06]; phương án phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường [H1-1.10-07]. Nhà trường tổ chức ăn bán trú được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm [H1-1.10-08].
Nhà trường có hòm thư góp ý được để ở nơi thuận lợi, có số điện thoại đường dây nóng 0941656889 để tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin phản ánh của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, của người dân và các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến. Nhà trường có các phương án, các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường [10-09].
Trong những năm học qua không có trường hợp nào có hiện tượng kỳ thị, không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào có hành vi bạo lực trẻ em và những hành vi, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường [H1-1.10-07].
Mức 2:
 Nhà trường đã phổ biến, hướng dẫn cho tất cả cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện các phương án như: Phương án phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; phương án phòng chống dịch bệnh; phương án đảm bảo an ninh trật tự; phương án phòng cháy, chữa cháy (Phòng chống cháy nổ); phương án an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phương án phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; phương án vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các buổi họp [H1-1.1-05]; phối hợp với công an xã trong việc đảm bảo công tác an ninh trật tự trong nhà trường[H1-1.10-01]. Hàng năm nhà trường xây dựng kế hoạch cử CBQL-GV nhân viên tham gia tập huấn tập trung công tác phòng chống cháy nổ sau đó tiếp tục triển khai tập huấn cho CB,GV,NV  về công tác phòng chống cháy nổ tại đơn vị trường [H1-1.10-04]; [H1-1.10-10].
Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, đảm bảo an ninh trật tự. Có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Trong các năm học không có hiện tượng liên quan đến bạo lực học đường trong nhà trường [H1-1.10-07]. Trường nhiều năm liền được UBND huyện Điện Biên Đông công nhận trường an toàn phòng chống tai nạn thương tích [H1-1.10-11].
2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng đầy đủ các phương án theo quy định, phổ biến, hướng dẫn tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, thực hiện có hiệu quả. Có hòm thư góp ý để ở nơi thuận tiện để cho giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến. Thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực trong nhà trường, đảm bảo an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Trẻ đến trường được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần. Không có trường hợp nào bị kỳ thị, không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào có hành vi bạo lực trẻ em và những hành vi vi phạm pháp luật khác trong nhà trường.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
 Tiếp tục xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học. CBQL, GV, NV, cha mẹ trẻ, nhân dân trên địa bàn. Các loại Phương án,  kế hoạch thực hiện, CSVC. Năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo Không
Giao nhiệm vụ cụ thể cho bảo vệ tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an ninh trật tự trường học, GV chủ nhiệm các lớp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Hiệu trưởng Nhân viên bảo vệ, GV Năm học 2021-2022 Không
Phối kết hợp chặt chẽ với công an xã trên địa bàn để đảm bảo an ninh trật tự cho nhà trường. CBQL, GV, NV trong trường Công an xã Năm học 2021-2022 Không
Tiếp tục mua sắm bổ sung thiết bị phòng cháy, chữa cháy Hiệu trưởng GV, NV Năm học 2021-2022 3.000.000
Tiếp tục đăng ký tập huấn cho CBQL, GV, NV về cách phòng cháy, chữa cháy để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng, GV,  nhân viên Học kỳ II năm học 2021-2022 Không
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2                                                                       
Kết luận về tiêu chuẩn 1:
Nhà trường có phương hướng chiến lược phát triển trường mầm non Pu Nhi xã Pu Nhi theo các giai đoạn được cụ thể hóa thành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và Kế hoạch phát triển nhà trường theo từng năm học được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; Có chi bộ Đảng và các đoàn thể hoạt động theo đúng quy định; có Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, tổ chuyên môn, tổ văn phòng đủ theo quy định. Các tổ khối hoạt động hiệu quả, được định kỳ rà soát đánh giá và điều chỉnh.
Hằng năm, nhà trường có số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đảm bảo theo quy định, được phân chia theo độ tuổi lớp đơn và có 05 lớp mẫu giáo ghép chưa phân chia được theo độ tuổi do khoảng cách ở các điểm trường xa, số lượng trẻ ít, không đủ 50% số trẻ theo số lượng tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non để bố trí thành lớp đơn. 100% trẻ được học 2 buổi/ngày, nhà trường có 01 trẻ khuyết tật được bố trí vào 1 lớp đảm bảo trẻ em khuyết tật học hòa nhập trong một lớp. Còn 04 nhóm trẻ có số trẻ vượt quá quy định mức tối đa theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường Mầm non, hằng năm nhà trường có không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Nhà trường có đầy đủ hệ thống hồ sơ và được lưu trữ theo quy định của Luật lưu trữ; hằng năm quản lý tài chính, lập dự toán thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản đúng mục đích, có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục. Quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành. Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Thực hiện phân công, sử dụng cán bộ hợp lý, hiệu quả, đảm bảo được các quyền, chế độ theo quy định. Quản lý tốt các hoạt động giáo dục, xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với quy định, điều kiện thực tế, đảm bảo mục tiêu giáo dục, định kỳ có rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kịp thời, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, hằng năm có báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với Phòng GD&ĐT đúng quy định và công khai, minh bạch. Nhà trường có các phương án theo quy định được phổ biến, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả tới toàn thể CBQL, GV, NV, trẻ. Có hệ thống phòng cháy chữa cháy và các thiết bị đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ của nhà trường theo quy định hiện hành, CBQL, GV, NV được hướng dẫn, thực hành phương án phòng chống cháy nổ, sử dụng hệ thống phòng cháy chữa cháy có hiệu quả. Hằng năm không có hiện tượng kỳ thị bạo lực, vi phạm pháp luật trong nhà trường.
 Số tiêu chí đạt yêu cầu: 10.
 Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Mở đầu
Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng, năng lực đội ngũ từng bước được nâng lên đáp ứng với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non và yêu cầu đổi mới về Giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng của nhà trường có nhiều năm công tác liên tục trong ngành Giáo dục mầm non, có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực quản lý và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt trong quản lý và chỉ đạo chuyên môn. 3/3 đồng chí CBQL có trình độ Trung cấp lý luận chính trị và hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý. Đội ngũ CBQL, GV, NV đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, được bố trí công việc phù hợp với vị trí việc làm, giúp phát huy khả năng, năng lực của từng cá nhân. Đội ngũ GV, nhân viên thường xuyên được bồi dưỡng và tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, được đảm bảo các quyền lợi, chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành. Hằng năm CBQL được đánh giá xếp loại theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn phó hiệu trưởng, giáo viên được đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt ở mức khá trở lên không có CBQL, GV, NV vi phạm pháp luật. Nhân viên có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm và được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng
Mức 1 
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn cán bộ quản lý trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Mức 2
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn cán bộ quản lý ở mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định, được giáo viên nhân viên trong trường tín nhiệm.
Mức 3
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn cán bộ quản lý ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn cán bộ quản lý ở mức tốt.
 
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
 Nhà trường có Hiệu trưởng Cù Thị Liên có thời gian công tác liên tục trong trường Mầm non 11 năm, được tuyển dụng năm 2010, được Ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Mầm non Pu Nhi tháng 8/2021, có trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục, đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước, trung cấp lý luận chính trị [H1-1.4-01]. Phó Hiệu trưởng 1: Lò Thị Phương có thời gian công tác liên tục trong trường Mầm non 14 năm, được tuyển dụng năm 2007, được Ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm lại làm phó Hiệu trưởng trường Mầm non Pu Nhi tháng 7/2020, có trình độ đại học sư phạm mầm non, đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước; trung cấp lý luận chính trị. Phó Hiệu trưởng 2:  Đặng Thị Kim Thoa có thời gian công tác liên tục trong trường Mầm non 15 năm, được tuyển dụng năm 2006, được Ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm lại làm phó Hiệu trưởng trường Mầm non Pu Nhi tháng 11/2021, có trình độ đại học sư phạm mầm non, đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước; trung cấp lý luận chính trị [H1-1.4-02]; [H2-2.1-01].
Hằng năm, nhà trường thực hiện đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non đảm bảo theo các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong 5 năm liên tiếp Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đều xếp loại khá trở lên. Năm học 2017-2018  Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại khá,  phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại  Xuất sắc, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Xuất sắc; Năm học 2018-2019 Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại Xuất sắc,  phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại Khá, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Khá; Năm học 2019 -2020 Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại Khá, phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại Đạt, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Khá; Năm học 2020 - 2021 Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại Khá,  phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại Khá, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Khá [H2-2.1-02].
Hằng năm CBQL được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục như: Bồi dưỡng chính trị, Bồi dưỡng thường xuyên vào dịp hè hằng năm, bồi dưỡng chuyên đề các cấp. [H2-2.1-03].
Mức 2
Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được Phòng GD&ĐT đánh giá xếp loại khá trở lên theo Chuẩn hiệu trưởng, cụ thể: Năm học 2017-2018  Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại khá,  phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại  Xuất sắc, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Xuất sắc; Năm học 2018-2019 Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại Xuất sắc; phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại Khá, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Khá; Năm học 2019 -2020 Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại Khá, phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại Đạt, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Khá; Năm học 2020 - 2021 Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại Khá,  phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại Khá, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Khá [H2-2.1-02].
Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng có bằng trung cấp lí luận chính trị [H2-2.1-01]. Trong quá trình công tác hiệu trưởng, phó hiệu trưởng luôn được sự tín nhiệm của tập thể giáo viên, nhân viên trong trường đánh giá tốt về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, được lãnh đạo các cấp đánh giá cao và khen thưởng [H2-2.1-04].
Mức 3
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đều được đánh giá chuẩn đạt ở mức khá trở lên. Năm học 2017-2018  Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại khá,  phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại  Xuất sắc, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Xuất sắc; Năm học 2018-2019 Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại Xuất sắc, phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại Khá, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Khá; Năm học 2019 -2020 Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại Khá, phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại Đạt, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Khá; Năm học 2020 - 2021 Hiệu trưởng (Cù Thị Liên) xếp loại Khá,  phó Hiệu trưởng 1 (Lò Thị Phương) xếp loại Khá, Phó Hiệu Trưởng 2 (Đặng Thị Kim Thoa) xếp loại Khá [H2-2.1-02]; [H2-2.1-04].
  1. Điểm mạnh
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường đảm bảo các yêu cầu theo quy định về trình độ đào tạo, năm công tác theo quy định. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục, lý luận chính trị. Cán bộ quản lý có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động của nhà trường, luôn được đồng nghiệp tín nhiệm. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, hiệu trưởng, các phó hiệu được phòng GD&ĐT đánh giá xếp loại khá trở lên theo chuẩn hiệu trưởng trường Mầm non.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian hoàn thành Dự kiến kinh phí
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tiếp tục tham gia bồi dưỡng, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục để được đánh giá xếp loại tốt theo chuẩn hiệu trưởng trường mầm non. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Kế hoạch học tập, bồi dưỡng Năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo. Không
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2.
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên
Mức 1
a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;
b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
Mức 2
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Năm học 2017 - 2018 nhà trường có 22 giáo viên, tỷ lệ 1.9 giáo viên/lớp; năm học 2018 - 2019 nhà trường có 26 giáo viên, tỷ lệ giáo 2.4 viên/lớp; năm học 2019 - 2020 nhà trường có 22 giáo viên, tỷ lệ 1.8 giáo viên/lớp; năm học 2020-2021 nhà trường có 20 giáo viên, tỷ lệ 1.5 giáo viên/lớp; năm học 2021- 2022 nhà trường có 20 giáo viên, tỷ lệ 1.4 giáo viên/lớp [H1-1.7-01].
100% giáo viên trong trường có trình độ đào tạo đạt chuẩn theo quy định [H2-2.2-01].
100% giáo viên được xếp loại chuẩn nghề nghiệp mức đạt trở lên. Trong đó, mức khá đạt 55%. 100% giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ CSGD trẻ [H2-2.2-02].
Mức 2
100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó trên chuẩn 17/20 giáo viên, đạt 85%; Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, 85% giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình: Năm học 2017-2018 có 22 giáo viên trong đó đại học 09 đồng chí, cao đẳng 08 đồng chí, trung cấp 05 đồng chí; Năm học 2018-2019 có 20 giáo viên trong đó đại học 08 đồng chí, cao đẳng 08 đồng chí, trung cấp 04 đồng chí; Năm học 2019-2020 có 22 giáo viên trong đó đại học 0 đồng chí, cao đẳng 10 đồng chí, trung cấp 03 đồng chí; Năm học 2020-2021 có 20 giáo viên trong đó đại học 07 đồng chí, cao đẳng 09 đồng chí, trung cấp 04 đồng chí; Năm học 2021-2022 có 20 giáo viên trong đó đại học 08 đồng chí, cao đẳng 09 đồng chí, trung cấp 03 đồng chí  [H2-2.2-01].
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên. Trong đó có từ 53% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên  [H2-2.2-02].
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H2-2.2-02].
Mức 3 
Nhà trường có 17/20 giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo chiếm 85% [H2-2.2 - 01].
Trong 05 năm liên tiếp nhà trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định. Năm học 2017-2018 có 22 giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp, trong đó: xếp loại khá: 12/22 giáo viên đạt 54,5%, xếp loại đạt: 10/22 giáo viên chiếm 45,5%; Năm học 2018-2019 có 26 giáo viên được đánh giá. Xếp loại khá: 14/26 giáo viên là 53,8%, xếp loại đạt: 12/26 giáo viên chiếm 46,2%; Năm học 2019-2020 có 22 giáo viên được đánh giá trong đó: xếp loại Tốt: 1/22 giáo viên là 4,5%, xếp loại khá: 12/22 giáo viên là 54,5%, xếp loại đạt: 9/22 giáo viên là 40,9%; Năm học 2020-2021 có 20 giáo viên được đánh giá trong đó: xếp loại Tốt: 0 giáo viên, xếp loại khá: 11 giáo viên là 55%, xếp loại đạt: 9/20 giáo viên là 45%  [H2-2.2-02].
  1. Điểm mạnh
Hàng năm nhà trường có đủ số lượng giáo viên, hợp lí về cơ cấu đảm bảo thực hiện chương trình GDMN theo quy định. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên. Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp được triển khai và thực hiện nghiêm túc. 55% giáo viên được đánh giá xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỷ luật.
3. Điểm yếu:  Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Nhà trường tiếp tục làm tốt công tác đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. CBQL,
GV
Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015. Trong năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo. Không
Tăng cường bồi dưỡng cho  giáo viên phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non theo các tiêu chuẩn về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và bồi dưỡng thường xuyên GVMN.
 
CBQL,
GV
Thông tư  12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/12/2019 ban hành chương trình bồi dưỡng GVMN; Thông tư  26/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2016 quy định chuẩn nghề nghiệp GVMN. Trong năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo. Không
Tăng cường tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. GV Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hằng năm. Năm học 2021-2022 và năm học tiếp theo. Không
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
Mức 1
a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do cán bộ quản lý phân công;
b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn hành các nhiệm vụ được giao.
Mức 2
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá nhà trường không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1.  Mô tả hiện trạng 
Mức 1
Tính đến thời điểm đánh giá nhà trường có đủ nhân viên theo quy định gồm: 01 nhân viên kế toán, 01 nhân viên y tế, 01 nhân viên bảo vệ hợp đồng ngắn hạn, 01 nhân viên văn thư – thủ quỹ, 01 nhân viên nấu ăn hợp đồng 68, 1 nhân viên hợp đồng nấu ăn ngắn hạn. Các nhân viên trong nhà trường đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ [H1-1.6-01]; [H1-1.7-01]; [H2-2.3-01].
Các nhân viên trong nhà trường được hiệu trưởng phân công công việc rõ ràng, phù hợp với khả năng, năng lực, trình độ chuyên môn và nhu cầu lao động của từng đồng chí [H1-1.7- 01].
Nhân viên trong nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng nội quy, quy chế chuyên môn, nghiệp vụ, làm tốt công tác tài chính, tổ chức nấu ăn cho trẻ, chăm sóc sức khỏe và bảo quản tốt CSVC, an ninh trật tự trong nhà trường.  [H1-1.6-01]; [H2-2.3-02].
Mức 2
Nhà trường có đủ số lượng nhân viên, kể cả biên chế, hợp đồng theo nghị định 68, nghị định 161 sửa đổi bổ sung và hợp đồng ngắn hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 4 và khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập [H1-1.6-01]; [H1-1.7-01] .
Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, 100% nhân viên trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, không có nhân viên bị kỉ luật [H1-1.2-05] [H2-2.3-04].
Mức 3
Đội ngũ nhân viên có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm: Nhân viên kế toán có trình độ đại học, nhân viên văn thư-thủ quỹ có trình độ trung cấp; nhân viên nấu ăn được bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhân viên nấu ăn đã có chứng chỉ nghề nấu ăn [H2-2.3-01].
Hàng năm nhân viên được nấu ăn được bồi dưỡng kiến thức VSATTP, nhân viên kế toán được bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán [H2-2.3-01]; [H2-2.3-03]; [H2-2.3-04].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ số lượng nhân viên đáp ứng theo yêu cầu vị trí việc làm và có trình độ đạt chuẩn trở lên. Nhân viên kế toán có bằng tốt nghiệp đại học. Nhân viên nấu ăn có bằng Trung cấp và được khám sức khỏe hàng năm, được tham gia các lớp tập huấn về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng năm nhân viên kế toán, nhân viên y tế, nhân viên bảo vệ, nhân viên nấu ăn được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, 100% nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Xây dựng đề án vị trí việc làm tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện bổ sung thêm 01 nhân viên y tế chuyên trách, đảm bảo đủ định mức số lượng. CBQL
 
 Đề án vị trí việc làm Năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo Không
Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho nhân viên y tế, nhân viên kế toán, nhân viên nấu ăn. CBQL nhân viên y tế, nấu ăn Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ y tế, kế toán, nấu ăn, VSATTP. Năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo Không
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Kết luận tiêu chuẩn 2
Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng nhà trường có thời gian công tác lâu năm trong ngành GDMN, đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, có trình độ lý luận chính trị và đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trong quản lý trường mầm non, nắm vững chương trình GDMN, có khả năng ứng dụng CNTT tốt trong quản lý, chỉ đạo chuyên môn. Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được Phòng GD&ĐT đánh giá đạt chuẩn Hiệu trưởng ở mức khá trở lên. Hiệu trưởng nhiều năm liền là cán bộ cốt cán của huyện.
Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định. 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo trong đó tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo là 85%. Đội ngũ giáo viên được đanh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN theo quy định. Năm học 2021-2022 có 11/20 giáo viên đạt mức khá đạt 55%, 09/20 giáo viên đạt mức đạt chiếm 45%.
Số lượng nhân viên đủ theo quy định và được phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Đội ngũ nhân viên trong trường thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác, được bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định. Người làm nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ đã có chứng chỉ nghề nấu ăn.
  Số tiêu chí đạt yêu cầu: 3.
 Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Mở đầu
Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ CSGD trẻ. Chính vì lẽ đó trong những năm qua nhà trường luôn quan tâm đến việc xây dựng CSVC, tham mưu để được bổ sung thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học. Nhà trường có đủ diện tích đất sử dụng ở cả trung tâm và các điểm trường với khuôn viên xanh sạch đẹp, hệ thống cây xanh tạo bóng mát thường xuyên được cắt tỉa đẹp. Có cổng trường, biển tên trường, tường xây bao quanh và hàng rào lưới B40 ngăn cách với bên ngoài. Có nguồn nước sạch đảm bảo cho các hoạt động CSGD trẻ của nhà trường, hệ thống thoát  nước hợp vệ sinh. Có vườn cây cho trẻ chăm sóc, có sân chơi với các đồ chơi ngoài trời đảm bảo về số lượng, an toàn theo quy định. Có đủ các phòng sinh hoạt chung, phòng giáo dục nghệ thuật, khu giáo dục thể chất, phòng họp của giáo viên, các khối phòng nuôi dưỡng, CSGD trẻ đảm bảo về diện tích và các thiết bị phục vụ cho công tác CSGD trẻ. Nhà bếp, nhà kho xây dựng bán kiên cố và được vận hành đúng theo quy trình “bếp một chiều”. Nhà vệ sinh không ô nhiễm, đảm bảo diện tích và có các thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em. Có đủ các loại phòng thuộc khối phòng hành chính - quản trị với các thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.
Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
Mức 1
a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;
b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;
c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.
Mức 2
a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;
b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập;
c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
Mức 3
Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Trường có tổng diện tích đất 5.526,5 m2, diện tích sử dụng bình quân 15,7 m2/trẻ: Trung tâm trường có tổng diện tích đất 2.200 m2, diện tích sử dụng bình quân 11,9 m2/trẻ; điểm trường Háng Giống B có tổng diện tích đất 309,6 m2, diện tích sử dụng bình quân 23,8 m2/trẻ; điểm trường Háng Giống A có tổng diện tích đất 506,3 m2, diện tích sử dụng bình quân 12,7 m2/trẻ; điểm trường Phù Lồng có tổng diện tích đất 806,4 m2, diện tích sử dụng bình quân 10,2 m2/trẻ; điểm trường Pu Cai có tổng diện tích đất 1.704,2 m2, diện tích sử dụng bình quân 51,5 m2/trẻ [H3-3.1-01].
Trung tâm và 4 điểm trường đều có cổng, biển tên trường theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non. Trung tâm trường có tường bao bao quanh kiên cố, 4/4 điểm trường có hàng rào cây xanh, thép B40 bao quanh đảm bảo an toàn. Trường có khuôn viên thoáng mát đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ [3.1-02].
Trường có 05 sân chơi với tổng diện tích 1.250m2 bình quân 3,6m,2/trẻ,  hiên chơi đón trẻ và hành lang cho các nhóm, lớp diện tích 203m2 bình quân 0,57m2/trẻ  thuận tiện cho việc đưa, đón sinh hoạt của trẻ  khi trời mưa, nắng; xung quanh hiên chơi có lan can với chiều cao 1,1m. Sân chơi chung được lắp đặt các thiết bị và 10 loại đồ chơi ngoài trời theo quy định, đảm bảo an toàn cho trẻ tất cả trẻ được sử dụng. Trung tâm và các điểm trường được trồng cây xanh tạo bóng mát cho trẻ hoạt động vui chơi khi ở trường [3.1-03].
Mức 2
Tổng diện tích xây dựng công trình của trường là 1.712m2 cụ thể: Trung tâm trường có tổng diện tích xây dựng công trình 950 m2, diện tích sử dụng bình quân 5,0 m2/trẻ; điểm trường Háng Giống B có tổng diện tích xây dựng công trình 108 m2, diện tích sử dụng bình quân 21,6 m2/trẻ; điểm trường Háng Giống A có tổng diện tích xây dựng công trình 114 m2, diện tích sử dụng bình quân 8,64 m2/trẻ; điểm trường Phù Lồng có tổng diện tích xây dựng công trình 216 m2, diện tích sử dụng bình quân 8,64 m2/trẻ; điểm trường Pu Cai có tổng diện tích xây dựng công trình 324 m2, diện tích sử dụng bình quân 4,37 m2/trẻ. Diện tích sân vườn 3,814,5m2 đảm bảo theo quy định cụ thể: Trung tâm trường có tổng diện tích sân vườn 1.250 m2, diện tích sử dụng bình quân 6,6 m2/trẻ; điểm trường Háng Giống B có tổng diện tích sân vườn 292 m2, diện tích sử dụng bình quân 58,4 m2/trẻ; điểm trường Háng Giống A có tổng diện tích sân vườn 592,5 m2, diện tích sử dụng bình quân 11,85 m2/trẻ; điểm trường Phù Lồng có tổng diện tích sân vườn 799 m2, diện tích sử dụng bình quân 10,5 m2/trẻ; điểm trường Pu Cai có tổng diện tích sân vườn 881 m2, diện tích sử dụng bình quân 35,24 m2/trẻ [H3-3.1-01]; [H3-3.1-04].
Khuôn viên trường đều có tường bao và hàng rào B40 bao quanh ngăn cách với bên ngoài đảm bảo an toàn cho trẻ. Trung tâm và các điểm trường có sân chơi, bồn hoa, cây cảnh, cây xanh tạo bóng mát thường xuyên được chăm sóc cắt tỉa đẹp, có vườn rau, vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, học tập: Khu trải nghiệm của bé, bé chơi với cát và nước, góc địa phương... [3.1-05].
Tất cả khu vực trẻ chơi có 5 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời, có tường bao chắn an toàn cho trẻ  [H1-1.10-11]; [3.1-03]; [3.1-05].
Mức 3
Sân chơi có khu vực hoạt động riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động với diện tích 1650m2 có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đảm bảo an toàn cho trẻ. Hàng năm nhà trường được Ủy ban Nhân dân huyện công nhận trường an toàn, phòng chống tai nạn thương tích [H1-1.10-11].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ diện tích đất sử dụng và diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho trẻ đảm bảo theo quy định (Tổng diện tích 5.526,5 m2, diện tích sử dụng bình quân 15,7 m2/trẻ). Trường có đầy đủ: Cổng, biển tên trường. Khuôn viên trường có tường xây bao quanh đảm bảo an toàn cho trẻ. Trung tâm và các điểm trường có bồn hoa, cây cảnh, cây xanh tạo bóng mát, có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, khám phá, học tập, có khu vui chơi với các thiết bị và đồ chơi ngoài trời tự tạo đảm bảo từ 5 loại trở lên. Có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động. Các thiết bị và đồ chơi ngoài trời ngoài danh mục đảm bảo phù hợp với thực tế của nhà trường, đảm bảo an toàn cho trẻ.
  1. Điểm yếu:
Các loại đồ chơi ngoài trời chưa đa dạng, phong phú về chủng loại, màu sắc hấp dẫn cho trẻ, có niên hạn sử dụng ngắn.
Điểm Phù Lồng và điểm trường Háng Giống B chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Nhà trường lập tờ trình trình Phòng GD&ĐT để có cơ sở phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường huyện, báo cáo UBND huyện, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho điểm Phù Lồng và điểm trường Háng Giống B. Ban giám hiệu, Phòng GD&ĐT, UBND huyện Điện Biên Đông, UBND tỉnh, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tờ trình Năm học 2021- 2022 Không
Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông, UBND xã Pu Nhi đầu tư đồ dùng đồ chơi ngoài trời đảm bảo theo thông tư tại Trung tâm và các điểm bản Ban giám hiệu, Phòng GD&ĐT, UBND huyện Điện Biên Đông Tờ trình Năm 2021-2022 1.000.000.000 đồng
 5. Tự đánh giá: Đạt mức 2.
Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập
Mức 1
a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm lớp theo độ tuổi;
b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng giáo dục nghệ thuật, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
Mức 2
a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng giáo dục nghệ thuật đảm bảo đạt chuẩn theo quy định;
b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.
Mức 3
Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Nhà trường có 14 phòng học, phòng sinh hoạt chung/14 nhóm, lớp. Trong đó, nhóm trẻ 18-25-36 tháng: 4 nhóm; mẫu giáo 3 tuổi: 1 lớp; mẫu giáo 4 tuổi: 2 lớp; mẫu giáo 5 tuổi: 6 lớp; mẫu giáo ghép 3, 4, 5 tuổi: 1 lớp [3.2-01].
Có 14/14 phòng sinh hoạt chung tổng diện tích 986,4m2, bình quân 2,8 m2/trẻ, 07 phòng ngủ chung đều có tổng diện tích 142,1m2 tại các điểm Trung tâm (04 phòng ngủ); Háng Giống A (01 phòng ngủ), Háng Giống B (01 phòng ngủ), Pu Cai (01 phòng ngủ) 01 phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích 36m2. [3.2-01].
Các phòng có hệ thống đèn, hệ thống quạt, có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học đảm bảo đủ theo quy định [3.2-02]; [H3-3.2-03].
Mức 2
Có 14 phòng sinh hoạt chung và 01 phòng giáo dục nghệ thuật diện tích 36m2, với nhiều các thiết bị như đàn, gương, gióng múa, trang phục, dụng cụ âm nhạc. Nhà trường có 07 phòng ngủ chung có tổng diện tích 142,1m2 tại các điểm Trung tâm (04 phòng ngủ); Háng Giống A (01 phòng ngủ), Háng Giống B (01 phòng ngủ), Pu Cai (01 phòng ngủ). Các phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung có đủ phản, chiếu, chăn, gối, quạt, hệ thống tủ đựng các đồ dùng phục vụ cho trẻ ngủ, thuận tiện khi sử dụng. Các nhóm, lớp đều có phòng kho để chứa đồ dùng, đồ chơi phục vụ sinh hoạt và học tập. Nhà trường có 01 khu giáo dục thể chất có đầy đủ đồ dùng phát triển vận động [3.2-01].
Nhà trường có 14/14 nhóm, lớp có đầy đủ hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, tủ đồ dùng cá nhân, tài liệu được sắp xếp hợp lý, an toàn thuận tiện khi sử dụng [3.2-01]; [H3-3.2-03].
Mức 3
Nhà trường chưa có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ phòng học, phòng sinh hoạt chung đảm bảo diện tích bình quân 2,8 m2/trẻ. Điểm Trung tâm có 04 phòng ngủ, Điểm trường Pu Cai có 01 phòng ngủ, điểm trường Háng giống A có 01 phòng ngủ riêng, điểm trường Háng Giống B có 01 phòng ngủ riêng. Các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung có đủ phản, chiếu, chăn, gối, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Các nhóm, lớp có hệ thống bóng điện, quạt điện đảm bảo cho hoạt động CSGD, có phòng kho để chứa đồ dùng, đồ chơi phục vụ sinh hoạt và học tập. Các phòng học đều có hệ thống tủ, kệ, giá để đồ dùng đồ chơi đảm bảo và được sắp xếp hợp lý, thuận tiện, an toàn khi sử dụng. Nhà trường có 01 phòng giáo dục nghệ thuật, 01 khu giáo dục thể chất để tổ chức cho trẻ hoạt động thể chất, nghệ thuật đáp ứng được nhu cầu để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
  1. Điểm yếu:
Nhà trường không có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học.
Trường chưa có đủ phòng ngủ cho trẻ mẫu giáo ở điểm trường Phù Lồng (03 nhóm, lớp). Do diện tích đất khu Phù Lồng còn chật hẹp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, đồ dùng, tại các khối phòng học, làm tốt công tác tham mưu với cấp trên bổ sung trang thiết bị cần thiết cho các khối phòng phục vụ học tập của nhà trường.
Thành lập đoàn kiểm tra CSVC và những thiết bị xuống cấp hoặc  đảm bảo an toàn hằng năm vào những thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm.
Ban giám hiệu Kế hoạch kiểm tra Năm học 2021-2022 Không
Xây dựng kế hoạch lộ trình công tác xã hội hóa giáo dục, tích cực tranh thủ các nguồn tài trợ để  xây dựng phòng giáo dục thể chất của trung tâm Thư ngỏ tới các tổ chức doanh nghiệp xin kinh phí đầu tư, kết nối mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hỗ trợ về CSVC. Ban giám hiệu, GV, Phòng GDĐT, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm... Kế hoạch tham mưu, kế hoạch xã hội hóa giáo dục, thư ngỏ. Năm học 2023-2024  và những năm tiếp theo 500.000.000 đồng
Huy động các nguồn tài trợ để xây dựng thêm phòng cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học ở khu trung tâm. Ban giám hiệu, GV, Phòng GDĐT, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm... Kế hoạch tham mưu, kế hoạch xã hội hóa giáo dục, thư ngỏ. Năm học 2023-2024  và những năm tiếp theo 500.000.000 đồng
Tham mưu với  cấp có thẩm quyền mở rộng diện tích đất và làm thêm phòng ngủ cho trẻ tại điểm Phù Lồng. Hiệu trưởng
 
Lập tờ trình tham mưu với UBND xã. Năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo 200.000.000 đồng (Phòng GD&ĐT)
 
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2.
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị
Mức 1
a) Có các loại phòng theo quy định;
b) Có  thiết bị tối thiểu tại các phòng;
c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý đảm bảo an toàn, trật tự.
Mức 2
a) Đảm bảo diện tích theo quy định;
b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.
Mức 3
Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Nhà trường có đủ phòng theo quy định tại Thông tư13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 bao gồm: Văn phòng trường, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, hành chính quản trị, y tế, bảo vệ,  nhân viên, phòng họp, nhà kho, khu vệ sinh cho cán bộ giáo viên, nhân viên và khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên [3.3-01].
Văn phòng trường có đầy đủ bàn ghế họp, các bảng biểu, thiết bị cho CB,GV,NV họp và tổ chức các hoạt động khác; 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng phó hiệu trưởng có tủ, bàn làm việc, máy tính, bàn ghế tiếp khách và các phương tiện làm việc; phòng y tế có giường bệnh, tủ thuốc, có các thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ cho trẻ, có biểu bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng (SDD), trẻ béo phì, có bảng KH theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ; phòng hành chính quản trị; phòng bảo vệ; phòng dành cho nhân viên có đồ dùng, thiết bị như: Tủ đựng đồ dùng cá nhân cho CB,GV,NV; bàn ghế làm việc, phòng họp sử dụng làm nơi sinh hoạt chung và sinh hoạt chuyên môn của giáo viên, với các thiết bị như: Bàn ghế, máy chiếu, tủ đựng tài liệu, giá kệ để hồ sơ sổ sách cho giáo viên,... [1.6-03]; [3.3-01].
Trường có 01 khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự [3.3-02].
Mức 2
Văn phòng trường diện tích 60m2, Phòng Hiệu trưởng diện tích 20m2, phòng phó Hiệu trưởng diện tích 20m2, phòng hành chính quản trị diện tích 20 m2; phòng y tế diện tích 15 m2, phòng bảo vệ diện tích 9m2, phòng dành cho nhân viên diện tích 15m2, các phòng có đủ máy móc, thiết bị văn phòng, bàn ghế làm việc, tủ để đồ dùng [1.6-03]; [3.3-01].
Nhà trường có 01 khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở trung tâm trường. Trong đó có khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở trung tâm trường có diện tích với 37,5m2 có mái che, đảm bảo an toàn, tiện lợi [3.3-02].
Mức 3
Số lượng, diện tích các phòng hành chính - quản trị của nhà trường đảm bảo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường Mầm non: Phòng Hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng họp được đặt ở vị trí thuận tiện cho công tác quản lý và được bố trí độc lập; phòng bảo vệ có vị trí quan sát thuận lợi; phòng y tế có vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu, dụng cụ sơ cứu, gường bệnh; phòng hành chính - quản trị; phòng dành cho nhân viên; nhà kho có diện tích đảm bảo, khu vệ sinh dành cho CB,GV,NV được bố trí thuận tiện, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác CSGD trẻ trong nhà trường [3.3-01].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ các phòng thuộc khối hành chính - quản trị theo quy định: Văn phòng trường; phòng hiệu trưởng; phòng phó hiệu trưởng; phòng hành chính - quản trị; phòng họp; phòng y tế; phòng bảo vệ; phòng dành cho nhân viên được đảm bảo về diện tích và thiết bị làm việc. Khu để xe cho CB, GV, NV ở trung tâm đảm bảo diện tích, thuận tiện và an toàn (bình quân 2,7m2/xe). Các phòng được bố trí, sắp xếp phù hợp, thuận tiện cho các hoạt động của nhà trường.
  1. Điểm yếu:
Nhà trường chưa có khu để xe tại các điểm Phù Lồng, Háng Giống A, Háng Giống B, Pu Cai.
4.  Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Người thực hiện Điều kiện thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để nâng cấp tu sửa các hạng mục công trình, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị của các khối phòng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường.
Rà soát các hạng mục công trình, đối chiếu tỷ lệ hao mòn tài sản hàng năm để có kế hoạch nâng cấp cải tạo theo từng năm để duy trì và nâng cao CSVC ở các  mức.
Ban giám hiệu, Phòng GD&ĐT, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp Kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, văn bản tham mưu bổ sung kinh phí Năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo. 100.000.000 đồng
Nhà trường tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo, huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa, huy động nguồn nhân lực từ phụ huynh học sinh, các đoàn thể trên địa bàn để làm khu để xe cho các điểm trường Phù Lồng, Háng Giống A, Háng Giống B, Pu Cai Hiệu trưởng Kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, văn bản tham mưu bổ sung kinh phí Năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo 50.000.000
(Nguồn XHH giáo dục nhà trường)
 
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn
Mức 1
a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Mức 2
Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Mức 3 
Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Nhà trường có 05 bếp nấu ăn cho trẻ được xây dựng bán kiên cố tại trung tâm và các điểm trường để nấu ăn cho trẻ tại khu trung tâm và các điểm trường. Bếp có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức hoạt động theo quy trình “Bếp một chiều” [3.4-01].
Nhà trường có 5 kho chứa lương thực, thực phẩm được phân chia riêng biệt, phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm, đảm bảo các quy định về VSATTP [3.4-01]; [HI-1.10-08].
Có tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ [3.4-02], thực hiện lưu mẫu đúng quy định được bảo quản sau 24 giờ [H3-3.4-03].
Mức 2
Nhà trường có 05 bếp nấu ăn cho trẻ được xây dựng bán kiên cố tại trung tâm và các điểm bản để nấu ăn cho trẻ với tổng diện tích 137m2, bình quân 0,36m2/trẻ. Có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn, nhà ăn được thiết kế và tổ chức theo quy trình hoạt động bếp một chiều [3.4-01]. Có đủ đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú tại trường như: Bếp ga, nồi cơm điện, bát, thìa inox, đĩa, chạn đựng đồ dùng, dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo các quy định về VSATTP... [3.4-04]. Có tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn hàng ngày [3.4-02], Nhà bếp có đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy [3.4-05], có nguồn nước sạch đảm bảo cho sinh hoạt hằng ngày [3.4-06], và có thùng đựng rác đảm bảo việc xử lý các chất thải đúng quy định.
Mức 3
Nhà trường có 5/5 bếp ăn xây dựng bán kiên cố để nấu ăn cho trẻ tại khu vực trung tâm và các điểm trường, thông thoáng, đủ ảnh sáng, có đủ các phương tiện phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng [3.4-01]. Dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn, uống được làm bằng nhôm, inox dễ làm vệ sinh, không ô nhiễm, không có yếu tố độc hại, có phương tiện bảo quản thực phẩm [3.4-04], có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng [3.4-06], có phương tiện phân loại, thu gom, vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; thùng đựng rác được làm bằng vật liệu chắc chắn có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có bếp ăn xây dựng bán kiên cố tại khu trung tâm và các điểm bản để nấu ăn cho trẻ. Bếp ăn độc lập với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và sân chơi, thông thoáng, đủ ảnh sáng, có đủ các phương tiện phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng, đủ diện tích và hoạt động theo quy trình “bếp một chiều”; có kho để dự trữ lương thực, thực phẩm được phân chia theo từng khu vực để thực phẩm riêng biệt. Nhà bếp thông thoáng, đủ ánh sáng, có tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn, đủ dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho việc vệ sinh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung tâm và các điểm trường lẻ có đủ nước phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Hệ thống xử lý rác thải, nước thải hợp vệ sinh.
3. Điểm yếu: Còn thiếu 2 tủ lưu mẫu thức ăn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
 
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Tiếp tục tu sửa, thay thế và bổ sung thêm đồ dùng dụng cụ nhà bếp đảm bảo mục đích sử dụng trong công tác cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non đạt hiệu quả cao. Ban giám hiệu, Phòng GD&ĐT, cha mẹ trẻ Kế hoạch phát triển nhà trường, tờ trình, công trình bếp ăn tập thể. Năm học 2021-2022 200.000.000 (Nguồn kinh phí của phòng GD&ĐT)
Tham mưu với cấp lãnh đạo cấp thêm 2 tủ lưu mẫu thức ăn cho 2 bếp tại điểm bản Hiệu trưởng Lập tờ trình xin cấp bổ sung đồ dùng nhà bếp Năm học 2021 – 2022 và các năm tiếp theo 10.000.000
(Nguồn kinh phí của phòng GD&ĐT)
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Mức 1
a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
Mức 2
a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý hoạt động dạy học;
b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.
Mức 3
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ công tác nuôi dưỡng, CSGD trẻ em theo quy định tại VBHN số 01/VBHN-BGD&ĐT ngày 23/03/2015 về ban hành danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN [1.6-03]; [H3-3.2-03].
Nhà trường phát động Hội thi “Tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ” cho đội ngũ giáo viên tham gia để phục vụ các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi tự làm ngoài danh mục quy định bảo đảm tính giáo dục, bền đẹp, an toàn, kích thước phù hợp với trẻ. [H3-3.2-03].
Hằng năm các thiết bị của nhà trường được kiểm kê, bàn giao định kỳ vào đầu năm và cuối năm học [H1-1.6-08];[H3-3.2-03] nhà trường thường xuyên xây dựng KH kiểm tra các thiết bị đồ dùng để sửa chữa, bổ sung nâng cấp đáp ứng với nhu cầu tổ chức hoạt động CSGD trẻ có hiệu quả tại các nhóm, lớp [H1-1.6-08].
Mức 2
 100% máy tính trong nhà trường được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học [3.5-01].
Nhà trường có đủ các thiết bị dạy học theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, 14/14 nhóm, lớp đủ đồ dùng, thiết bị dạy học [H1-1.6-08]; [H3-3.2-02].
Các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được bổ sung hằng năm qua các hội thi đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tự làm do nhà trường tổ chức mỗi năm bổ sung được 2 đồ dùng đồ chơi tự tạo trở lên ngoài danh mục. Và được giáo viên sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H3-3.2-03]; [3.5-02].
Mức 3
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm, ngoài danh mục tại các điểm trường, các nhóm, lớp được giáo viên sử dụng và bảo quản tốt, thiết bị đồ dùng, đồ chơi tự làm, ngoài danh mục, được khai thác và đưa vào sử dụng thường xuyên có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ [3.5-02].
2. Điểm mạnh
Phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy của cán bộ quản lý, giáo viên phát triển mạnh mẽ góp phần bổ sung cả về chủng loại và số lượng đồ dùng, đồ chơi đảm bảo bền, đẹp, an toàn, hấp dẫn trẻ sử dụng trong các hoạt động học tập và vui chơi. Có một số giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi tham gia dự thi các cấp đạt kết quả cao. Giáo viên biết cách khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và bảo quản, giữ gìn tốt đồ dùng, thiết bị của nhóm lớp. 100% các máy tính được kết nối Internet, Wifi phục vụ cho hoạt động quản lý và các hoạt động giáo dục. Hằng năm nhà trường có tiến hành kiểm kê và bàn giao tài sản, CSVC và có hồ sơ theo dõi thiết bị giáo dục, đồ dùng, thiết bị dạy học. Nhà trường tiến hành kiểm kê và bàn giao tài sản, cơ sở vật chất hằng năm đảm bảo theo dõi sát sao số lượng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Người thực hiện Điều kiện thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Tham mưu với các cấp bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi ngoài trời cho khu Trung tâm và các điểm trường. Hiệu trưởng, PGD&ĐT Lập tờ trình xin cấp bổ sung đồ dùng đồ chơi ngoài trời. Năm học 2021 – 2022 và các năm tiếp theo 500.000.000đ
( Phòng GD&ĐT)
Khuyến khích, động viên phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu cùng giáo viên làm  đồ dùng, đồ chơi đưa vào các hoạt động giáo dục trẻ, văn hóa địa phương vào nhà trường GV, cha mẹ trẻ Nguyên vât liệu làm đồ dùng, đồ chơi Năm 2021-2022 Không
Kiểm tra việc bảo quản thiết bị đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên. CBQL, GV Kế hoạch kiểm tra nội bộ. Năm học 2021-2022 và năm học tiếp theo Không
Nhà trường tiếp tục tham mưu với Ủy ban Nhân dân xã, phòng giáo dục và Đào tạo, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Viettel để nâng cấp hệ thống kết kết nối mạng.
 
Hiệu trưởng, UBND Xã, Phòng GD&ĐT, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Viettel   Không Năm học 2021 – 2022 và các năm tiếp theo  Không
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3.
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho Cán bộ quản lý  quản lý, giáo viên nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;
b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;
c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mức 2
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định
b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Nhà trường có 10 nhà vệ sinh, trong đó 04 nhà vệ sinh kiên cố tại Trung tâm với diện tích 40m2; 06 nhà vệ sinh bán kiên cố tại Phù Lồng, Háng Giống A, Háng Giống B, Pu Cai). 10/10 nhà vệ sinh được xây dựng đảm bảo diện tích theo tiêu chuẩn của Điều lệ trường Mầm non, không bị ô nhiễm môi trường, thuận tiện cho trẻ sử dụng, có phòng vệ sinh riêng biệt cho trẻ nam và trẻ nữ, khu rửa tay, giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay hợp quy cách với trẻ mẫu giáo [3.6-01].
Nhà trường có hệ thống thoát nước được lắp đặt đảm bảo vệ sinh không ô nhiễm môi trường, có bình gốm lọc nước, nguồn nước sạch đảm bảo đủ nước uống và nước sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ [3.6-02]; [3.6-03].
 Nhà trường có hệ thống thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường như: Có thùng đựng rác thải; có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ có nắp đậy, chứa đựng rác tạm thời trong nhà trường; rác thải được thu gom hằng ngày và được vận chuyển tới nơi xử lý, dụng cụ đảm bảo thuận tiện cho việc vệ sinh [3.4-06].
Mức 2
10 nhà vệ sinh cho trẻ, phòng vệ sinh cho CB,GV,NV đủ diện tích, thiết kế xây dựng phù hợp đảm bảo theo quy định Điều lệ trường Mầm non. Tổng diện tích các phòng vệ sinh cho trẻ là 191,5m2, bình quân 0,5m2/trẻ, Phòng vệ sinh của trẻ được xây dựng khép kín với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, có phòng vệ sinh riêng cho trẻ trai, trẻ gái, có đủ các thiết bị phù hợp với từng độ tuổi (trẻ nhà trẻ: có vòi nước rửa tay, có nhà bô đủ ghế ngồi bô cho trẻ; trẻ mẫu giáo có vòi nước rửa tay đảm bảo 8 trẻ/ vòi, có tiểu nam, thùng chứa nước có nắp đậy an toàn) [3.6-01].
Nhà trường sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống nước tự nhiên, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác thải đảm bảo theo quy định khoản 3, Điều 5 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTNT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ GD&ĐT và Bộ y tế như: Có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, không để nước ứ đọng xung quanh trường, lớp. Có hệ thống thoát nước riêng cho khu vực nhà bếp khu vệ sinh [3.6-02], có thùng đựng và phân loại rác, tự thu gom rác thải vận chuyển đến nơi tập chung, các điểm trường xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh phòng bệnh [3.4-06].
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã xây dựng 10/10 nhà vệ sinh đảm bảo về diện tích. Hệ thống nhà vệ sinh có nước sạch, thiết bị rửa tay, thùng đựng rác; hệ thống xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hệ thống nước đảm bảo hợp vệ sinh, nước sinh hoạt cung cấp đầy đủ cho quá trình sinh hoạt của trẻ và cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.
Có đủ số lượng thùng đựng rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Khu vực xử lí rác thải của nhà trường cách xa lớp học và khu vực bếp.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Người thực hiện Điều kiện thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Xây dựng KH, lộ trình sửa chữa nhà vệ sinh tại các điểm trường. Huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn và các bậc phụ huynh ủng hộ để tu sửa. CBQL, GV, phòng GD&ĐT, UBND xã, cha mẹ trẻ. Kế hoạch, tờ trình, kinh phí. Trong năm học 2022-2023 100.000.000 đồng
Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên thiết bị nhà vệ sinh, hệ thống cấp, thoát nước. CBQL, GV Kế hoạch , kinh phí. Trong năm học 2022-2023 20.000.000 đồng
Thực hiện thu gom xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Sử dụng nguồn nước đảm bảo theo quy định, thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường theo quy định chung.  Hiệu trưởng, GV,NV Không Năm 2021 -2022 và trong các năm học tiếp theo Không
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2.        
Kết luận tiêu chuẩn 3
Nhà trường được xây dựng kiên cố diện tích khuôn viên và các công trình đảm bảo theo quy định. Diện tích bình quân tối thiểu trên trẻ, diện tích sân vườn, diện tích sân chơi đảm bảo, được quy hoạch, thiết kế phù hợp giúp trẻ khám phá, học tập, các phòng học và các khối phòng hành chính quản trị bảo đảm đủ diện tích và được bố trí sắp xếp phù hợp, có đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho từng khối lớp và thiết bị đồ dùng đồ chơi tự làm đảm bảo bền đẹp. Bếp ăn được xây dựng theo quy trình một chiều với đầy đủ các đồ dùng nhà bếp, có kho lưu trữ thực phẩm, có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn hàng ngày và đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Phòng vệ sinh cho giáo viên, trẻ được xây dựng khép kín đảm bảo diện tích, đủ các thiết bị, phương tiện vệ sinh, thuận tiện cho việc sử dụng. Có nguồn nước đảm bảo vệ sinh, có hệ thống thu gom, xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh. Hằng năm nhà trường có kiểm kê, bảo quản và sử dụng có hiệu quả các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện có. Có KH tu sửa và bổ xung các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi kịp thời đảm bảo hoạt động CSGD trẻ của nhà trường. Tuy nhiên nhà trường không có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học. Trường chưa có đủ phòng ngủ cho trẻ ở điểm trường Phù Lồng.
Số tiêu chí đạt yêu cầu: 06.
 Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Mở đầu:
Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thì công tác phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy trong những năm qua nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tranh thủ sự quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của cộng đồng và toàn xã hội. Hằng năm nhà trường có Ban đại diện cha mẹ trẻ theo đúng cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hoạt động tuân thủ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ trẻ chủ động phối hợp với nhà trường trong công tác tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, huy động các nguồn lực đóng góp kinh phí và hiện vật để xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp xanh - sạch - đẹp và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn tuyệt đối cho trẻ góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường. 
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ
Mức 1
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ em;
b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.
Mức 2
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.
Mức 3
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ em.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Hằng năm, Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường được thành lập và hoạt động theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các lớp có Ban đại diện cha mẹ trẻ của lớp với 3 thành viên, được thành lập và hoạt động theo quy định Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ em [H4-4.1-01].
Ban đại diện cha mẹ trẻ em có kế hoạch hoạt động cụ thể theo năm học [H4-4.1-02]. Hằng năm BĐDCMHS triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động đảm bảo đúng tiến độ KH. Các nội dung đã được thảo luận, thống nhất trong các cuộc họp của BĐDCMHS của trường, lớp có hiệu quả cao. Một số hoạt động trọng tâm, đem lại hiệu quả cao như: Tổ chức giao lưu hội thi của trẻ, công tác phòng chống dịch bệnh [H4-4.1-03].
Nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ em theo đúng tiến độ [H4-4.1-02].
Mức 2
BĐDCMHS phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục như: Huy động trẻ ra lớp đảm bảo chỉ tiêu, tham gia hỗ trợ tổ chức các hoạt động CSGD trẻ như nộp gạo, nộp củi, hướng dẫn trẻ học tại nhà khi có dịch covi-19 [H4-4.1-03]; [4.1-06], hoạt động tham quan, trải nghiệm lao động. Hướng dẫn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với các bậc phụ huynh như: Phòng chống bạo lực học đường, Luật trẻ em, chế độ hỗ trợ ăn trưa, hỗ trợ chi phí học tập, cấp bù miễn giảm học phí, hỗ trợ trẻ hộ nghèo thông qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm [H1-1.2-07]; [H4-4.1-05].
Mức 3
Trong những năm học qua BĐDCMHS đã phối hợp với nhà trường, các doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ như: Huy động các nguồn lực hỗ trợ nhà trường về tài chính, ngày công lao động, tôn tạo cảnh quan môi trường [H1-1.2-07], phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tuyên truyền, chăm sóc, giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ của nhà trường [H1-1.2-07]; [H4-4.1-07]. Trong 5 năm liên tiếp phụ huynh đã tham gia ủng hộ nhà trường tổng trên 35.000 ngày công lao động, phụ huynh ủng hộ bằng tiền mặt cho các hoạt động và  tu sửa CSVC  tổng 51.180.000đ, Nhà trường cũng đã huy động được Dự án nuôi em ủng hộ tổng: 215.414.000đ [H1-1.4-04]; [H1-1.2-07].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có Ban ĐDCMHS của trường, Ban đại diện cha mẹ trẻ em ở 100% các nhóm/lớp. Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường, của lớp được thành lập dưới sự đồng thuận, nhất trí của 100% cha mẹ trẻ. Ban đại diện cha mẹ trẻ em có KH hoạt động cụ thể theo năm học và tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ, hoạt động hiệu quả theo KH đề ra.
Phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ; tuyên truyền, hướng dẫn, chủ trương chính sách về giáo dục tới các bậc phụ huynh; tôn tạo, tu sửa cảnh quan môi trường. Trong 5 năm liên tiếp phụ huynh đã tham gia ủng hộ nhà trường tổng trên 35.000 ngày công lao động, phụ huynh ủng hộ bằng tiền mặt cho các hoạt động và  tu sửa CSVC  tổng 51.180.000đ, Nhà trường cũng đã huy động được Dự án nuôi em ủng hộ tổng: 215.414.000đ.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh tham gia vào công việc chung của nhà trường. Hỗ trợ kinh phí hoạt động và làm tốt những mục tiêu mà ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra. CBQL, GV Kế hoạch tuyên truyền phối hợp với cha mẹ học sinh Trong năm học 2021 – 2022 và các năm học tiếp theo.  
Tiếp tục tuyên truyền với cộng đồng về công tác CSGD trẻ tại trường. Cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh điều chỉnh quy chế hoạt động hằng năm cho phù hợp. CBQL, GV, cha mẹ học sinh Quy chế hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong năm học 2021 – 2022 và các năm học tiếp theo.  
Nâng cao chất lượng tổ chức các buổi họp để cha mẹ học sinh có mặt đầy đủ. Xây dựng kế hoạch để GV chủ nhiệm phối hợp với ban đại diện cha mẹ nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho trẻ và các hoạt động giáo dục của nhà trường. CBQL, GV Kế hoạch họp cha mẹ học sinh. Trong năm học 2021 – 2022 và các năm học tiếp theo.  
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3       
Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường
Mức 1
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
Mức 2
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.
Mức 3
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Nhà trường đã chủ động làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong công tác xây dựng KH phát triển giáo dục nhà trường  như: Xây dựng mạng lưới quy mô trường, lớp, CSVC, huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi [H1-1.2-07].
Nhà trường có các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung, KH giáo dục của nhà trường trong năm học dưới nhiều hình thức như: Qua các buổi họp giữa nhà trường với cha mẹ trẻ [H1-1.2-07], trao đổi với cha mẹ trẻ thông qua giờ đón trả trẻ hàng ngày [H1-1.5-02], xây dựng góc tuyên truyền của trường [1.1-03], đăng tải trên Website của nhà trường [1.1-04], xây dựng video hướng dẫn cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà [4.1-06].
  Nhà trường huy động và sử dụng nguồn nhân lực từ phụ huynh trong việc cải tạo cảnh quan môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học [H1-1.2-07]. Tích cực tham mưu tới các cấp ủy đảng chính quyền địa phương huy động các nguồn lực tài chính tu sửa CSVC, xây dựng cảnh quan môi trường nhằm đảm bảo các tiêu chí trường mầm non đạt chuẩn giáo dục, đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 19/2018/TT- BGD&ĐT ngày 22/8/2018 [H1-1.2-07].
Mức 2
Nhà trường đã tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường theo từng năm học và theo giai đoạn: Xây dựng quy mô trường lớp, chất lượng CSGD trẻ, CSVC nhà trường [H1-1.1-01]; [H4-4.2-01].
  Xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương: Giao lưu văn nghệ ngày 20/10, 8/3, ngày tết trung thu, ngày hội thể thao của bé, giao lưu hội thi bé khỏe bé ngoan, tiếng hát trẻ thơ, tết trung thu, cho trẻ mẫu giáo lớn [H4-4.2-02], phối hợp với trạm y tế xã để khám sức khoẻ cho trẻ, kiểm tra vệ sinh ATTP trong nhà trường [H4-4.2-03].
Mức 3
Ban đại diện cha mẹ học sinh tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương: Xây dựng môi trường giáo dục, văn hóa ứng xử, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường… [H1-1.2-07]. Nhiều năm qua nhà trường đạt danh hiệu đơn vị văn hóa do UBND huyện Điện Biên Đông công nhận [H4-4.2-04].
2. Điểm mạnh
Trong 05 năm gần đây nhà trường đã tham mưu cho cấp ủy Đảng chính quyền địa phương tạo điều kiện từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường theo từng năm học và theo giai đoạn. Xây dựng quy mô trường lớp, chất lượng CSGD trẻ. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương: Giao lưu văn nghệ ngày 20/10, 8/3, ngày tết trung thu, ngày hội thể thao của bé, giao lưu hội thi bé khỏe bé ngoan,  giao lưu tiếng hát trẻ thơ cho trẻ. Ban đại diện cha mẹ học sinh tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương: Xây dựng môi trường giáo dục, văn hóa ứng xử, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Nhiều năm qua nhà trường đạt danh hiệu đơn vị văn hóa.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/Công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Tham mưu với cấp ủy Đảng chính quyền và các tổ chức đoàn thể của địa phương để được hỗ trợ  nguồn kinh phí đầu tư cho những hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường. CBQL
 
Các kế hoạch, tờ trình tham mưu với địa phương, các đoàn thể... Trong các năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo. 5.000.000
Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ hợp pháp, ban hành các văn bản, thư kêu gọi cá nhân, tổ chức hảo tâm hỗ trợ kinh phí, vật chất cho trẻ. CBQL, giáo viên. Tổ chức hội nghị, các bài tuyên truyền... Trong các năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo. Không
Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục CBQL Tổ chức hội nghị, các bài tuyên truyền... Trong năm học 2021 – 2022 và các năm học tiếp theo.  
Phối kết hợp hài hòa các hình thức tổ chức giữa các đoàn thể địa phương với các hoạt động của nhà trường và có thêm nhiều hình thức phối hợp giao lưu, tổ chức các hội thi gắn với nhiệm vụ năm học để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh hơn. CBQL, GV, Ban đại diện cha mẹ trẻ Kế hoạch tuyên truyền phối hợp với các ban ngành đoàn thể Trong năm học 2021 – 2022 và các năm học tiếp theo.  
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3.
Kết luận tiêu chuẩn 4
Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BG&ĐT ngày 22/11/2011, có Kế hoạch hoạt động cụ thể theo năm học, tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động đảm bảo đúng tiến độ ké hoạch. Phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả với nhà trường, các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ; tuyên truyền, hướng dẫn, chủ trương chính sách về giáo dục tới các bậc phụ huynh; tôn tạo, tu sửa cảnh quan môi trường. Nhà trường đã tham mưu cho cấp ủy Đảng chính quyền địa phương tạo điều kiện từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường theo từng năm học và theo giai đoạn. Xây dựng quy mô trường lớp, chất lượng CSGD trẻ. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương một cách hiệu quả.
Số tiêu chí đạt yêu cầu: 02.
 Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Mở đầu
Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nhà trường suốt những năm học vừa qua. Để chất lượng giáo dục ngày một nâng cao, nhà trường luôn chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc Chương trình GDMN theo quy định của Bộ GD&ĐT đồng thời thực hiện phát triển chương trình đảm bảo phù hợp với quy định chuyên môn và văn hóa địa phương. Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi, trải nghiệm. Tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng về hình thức, linh hoạt về phương pháp dạy học, phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục với trẻ và điều kiện nhà trường, địa phương nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo giúp trẻ phát triển các lĩnh vực: Thể chất; Nhận thức; Ngôn ngữ; Thẩm mỹ; Kỹ năng tình cảm xã hội. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngày một nâng cao, tỷ lệ trẻ SDD ngày một giảm. Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần của nhà trường đạt ở mức cao, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt trên 99%. Hằng năm 100% số trẻ 5 tuổi đi học được đánh giá là đạt các mục tiêu giáo dục của độ tuổi và hoàn thành chương trình GDMN.
Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Mức 1
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo kế hoạch;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường;
c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Mức 2
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ.
Mức 3
a) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;
b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Căn cứ Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi Chương trình Giáo dục mầm non, căn cứ tình hình thực tế  địa phương, cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đã xây dựng Chương trình giáo dục nhà trường, được hội đồng thẩm định bổ sung góp ý và công khai trên gmail của nhà trường, được ban hành tổ chức thực hiện theo quy định. Trên cơ sở đó các giáo viên xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ của các lớp theo năm học, tháng/chủ đề/tuần/ngày và tổ chức thực hiện Chương trình GDMN theo kế hoạch [H1-1.4-05]; [H1-1.5-02]; [H5-5.1-01];
Nhà trường đã phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với quy định về chuyên môn, điều kiện thực tế của nhà trường và phù hợp với nhu cầu của trẻ [H1-1.4-05]; [H1-1.5-02]; [H5-5.1-01];
Nhà trường đã tổ chức kiểm tra định kỳ 3 lần/năm đối với chương trình giáo dục nhà trường, sau mỗi chủ đề đều tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chương trình: Giáo viên trực tiếp đánh giá mục tiêu, nội dung nào phù hợp, mục tiêu, nội dung nào chưa phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng của trẻ từ đó có kế hoạch điều chỉnh kịp thời [H1-1.4-05]; [H1-1.5-02].
Mức 2
Căn cứ vào chương trình giáo dục nhà trường, các lớp đã xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng ở các độ tuổi theo quy định. 100% các lớp thực hiện tốt nội dung chương trình đảm bảo tiến độ theo kế hoạch được nhà trường phê duyệt [H1-1.4-05]; [H1-1.5-02];
Nhà trường đã phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Trên cơ sở thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá chương trình giáo dục nhà trường trước khi đưa vào thực hiện. Kế hoạch giáo dục của các nhóm, lớp phù hợp với tình hình văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ [H1-1.4-05]; [H1-1.5-02].
Mức 3
Nhà trường đã tổ chức thực hiện chương trình GDMN theo KH xây dựng dựa vào điều kiện thực tế của địa phương và đặc điểm của trẻ ở các độ tuổi phù hợp với văn hóa của địa phương. Tuy nhiên nhà trường chưa có điều kiện tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới [H1-1.4-05];
Hằng năm nhà trường đã tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ 3 lần/năm đối với chương trình giáo dục nhà trường để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ [H1-1.4-05]; [H1-1.5-02].
2. Điểm mạnh
Căn cứ Chương trình giáo dục nhà trường được phát triển từ chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành, giáo viên các nhóm, lớp xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ em theo năm học, tháng/chủ đề, tuần, ngày phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phù hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức của trẻ. Các nhóm, lớp tổ chức thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với trẻ em của nhóm, lớp.
Định kỳ nhà trường tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình và có giải pháp phù hợp để phát triển chương trình giáo dục của nhà trường.
3. Điểm yếu: Nhà trường chưa tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới để xây dựng chương trình giáo dục nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/ công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Nhà trường tiếp tục chỉ đạo tổ khối, giáo viên các nhóm lớp nghiêm túc thực hiện Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành BGH, tổ trưởng, giáo viên Kế hoạch, chỉ đạo Trong năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo  
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, rà soát hướng dẫn giáo viên điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phát triển chương trình GDMN, lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với đối tượng trẻ và điều kiện thực tế của từng nhóm, lớp. BGH, tổ trưởng, giáo viên Chương trình GDMN; Bồi dưỡng chuyên môn cán bộ quản lý, giáo viên Trong năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo Không
Tiếp tục chỉ đạo thực hiên công tác tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới  vào tổ chức các hoạt động giáo dục tại nhà trường đạt hiệu quả Cán bộ quản lý, tổ trưởng, giáo viên Bồi dưỡng chuyên môn , học tập, nghiên cứu Trong năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo Không
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2               
Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Mức 1
a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;
b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;
c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 2
Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 3
Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Giáo viên các lớp vận dụng thực hiện linh hoạt các phương pháp trong tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục; trình độ, nhu cầu phát triển của trẻ mầm non và điều kiện thực tế của nhà trường không áp đặt dập khuôn máy móc, các phương pháp giáo dục như: Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phương pháp dạy học tích cực [H1-1.5-02];
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung các độ tuổi giáo viên tổ chức môi trường giáo dục theo hướng mở, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được vui chơi, trải nghiệm cụ thể như: Trong lớp tổ chức các hoạt động cho trẻ làm sách truyện, album về trang phục, nghề truyền thống của địa phương, các trò chơi thí nghiệm sáng tạo; Ngoài trời tổ chức cho trẻ trải nghiệm tại góc thiên nhiên, góc chợ quê; làm các loại bánh, các đồ dùng đan nát bằng mây, tre đơn giản của địa phương, trải nghiệm các ngày lễ hội, các trò chơi quen thuộc, gần gũi như: Ném pao, múa khèn, nhảy sạp [H4-4.2-02]; [H5-5.2-01];
Giáo viên các nhóm/lớp tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm của nhóm/lớp, của học sinh và điều kiện thực tế như thông qua các hoạt động chơi, học, lao động, vệ sinh. Nhà trường xây dựng KH và tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, hội thi như: Khai giảng, kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Vui tết trung thu, hội thi “Bé khỏe bé ngoan”, “Tiếng hát trẻ thơ” trẻ được hoạt động, khám phá, thực hành trải nghiệm góc chợ quê, khu vận động, góc thiên nhiên [H4-4.2-02]; [H5-5.2-01]; [H5-5.2-02].
Mức 2
Các nhóm/lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu hứng thú, khả năng của trẻ và điều kiện của nhà trường như: Thông qua các ngày lễ, ngày hội trẻ được trải nghiệm với nhiều hoạt động khác nhau sau đó được thưởng thức sản phẩm của mình làm ra. Tại khu vực góc thiên nhiên trẻ được tập làm bác nông dân xới đất, gieo hạt, trải nghiệm với đất, nước..., thăm quan các di tích tích sử, danh lam thắng cảnh của xã Pu Nhi như thăm quan di tích Lý Pá Chay [H5-5.2-01]; [H1-1.5-02].
Mức 3
Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” như: Trong lớp bố trí, sắp xếp các góc phù hợp, trang trí bằng những hình ảnh đẹp, gần gũi, màu sắc bắt mắt, các đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng, đảm bảo an toàn khi trẻ hoạt động,  tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ được tự mình trải nghiệm, tìm tòi, khám phá và tạo ra các sản phẩm đơn giản của riêng mình bằng  những nguyên vật liệu dễ kiếm từ thiên nhiên như lá cây, hột hạt, bìa màu; Ngoài trời tổ chức cho trẻ trải nghiệm tại góc thiên nhiên, góc chợ quê, trải nghiệm các ngày lễ hội, các trò chơi quen thuộc, gần gũi, thăm quan các di tích tích sử, danh lam thắng cảnh của [H1-1.5-02]; [H5-5.2-01]; [H5-5.2-03].
2. Điểm mạnh
Nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện linh hoạt các phương pháp, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với trẻ và điều kiện nhà trường. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động lễ hội, cho trẻ được hoạt động, thực hành trải nghiệm qua các khu chợ quê, khu vận động, chăm sóc góc thiên nhiên của bé, tham gia hoạt động tập làm người lớn qua hoạt động góc hàng ngày.
Giáo viên các nhóm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng "lấy trẻ làm trung tâm", các hình thức giáo dục trẻ được sử dụng linh hoạt, đa dạng ở các nhóm lớp.
Xây dựng môi trường giáo dục theo hướng mở tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, được học tập và khám phá thế giới xung quanh, phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
3. Điểm yếu: Không         
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/ công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Nhà trường tiếp tục chỉ đạo Cán bộ quản lí, giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh tạo  môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội học tập vui chơi và trải nghiệm. Ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ học sinh Kế hoạch Năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo Huy động hội cha mẹ học sinh, ngân sách nhà nước
Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn cho Cán bộ quản lí, giáo viên để nâng cao việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo hướng thực hành, trải nghiệm. CBQL, tổ trưởng, giáo viên, cha mẹ trẻ Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo Không
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3                          
Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Mức 1
a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;
c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 2
a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;
b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định;
c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 3
Có ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Hằng năm nhà trường phối hợp với trạm Y tế xã Pu Nhi tổ chức kiểm tra khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm, tiêm phòng và uống vitamin A, tẩy giun, tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh, phối hợp cân đo chiều cao, cân nặng cho trẻ [H5-5.3-01]; [H5-5.3-02].
100% trẻ trong nhà trường được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng [H5-5.3-01]; [H5-5.3-03].  
100%  trẻ SDD, thừa cân béo phì được theo dõi, cân, đo hàng tháng để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Hàng năm tỷ lệ trẻ SDD giảm so với đầu năm học [H5-5.3-01]; [H5-5.3-03].
Mức 2
Nhà trường tổ chức tư vấn cho phụ huynh về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ thông qua cuộc họp phụ huynh [H1-1.2-07]. Tuyên truyền, hướng dẫn cho cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng, VSATTP, vệ sinh phòng bệnh theo mùa, các bệnh truyền nhiễm, tuyên truyền về khẩu phần ăn và định lượng của trẻ theo quy định GDMN [1.1-03];
Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo, cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ; xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi đảm bảo 1 bữa chính và 1 bữa phụ, thực đơn được xây dựng theo ngày, tuần, theo mùa [H1-1.6-04];
100% trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp như: Chế độ ăn hàng ngày của trẻ được đảm bảo cân đối theo 4 nhóm thực phẩm, đảm bảo tỷ lệ calo, giáo viên quan tâm chăm sóc trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất, chú ý tới trẻ mới ốm dậy. Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng được cải thiện rõ dệt [H5-5.3-01]; [H5-5.3-03].
Mức 3
Trong 5 năm, 100% trẻ của trường được cân, đo và khám sức khoẻ đinh kỳ. Năm học 2021-2022  nhà trường có 95,5% trở lên trẻ em khoẻ mạnh, có chiều cao cân nặng phát triển bình thường. SDD thể nhẹ cân chiếm 4,6%, chiều cao bình thường đạt 95,1%, SDD thể thấp còi chiếm dưới 4,9%  [H5-5.3-01].
2. Điểm mạnh
Nhà trường thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Phối hợp chặt chẽ với y tế xã Pu Nhi để thăm khám sức khoẻ cho trẻ định kỳ cho 100% trẻ. Nhà trường và các lớp đã làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường. Công tác nuôi ăn bán trú được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Lựa chọn nguồn thực phẩm tươi sống đảm bảo về chất lượng, thường xuyên theo dõi và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo đủ lượng, đủ chất. Hằng năm nhà trường có 100% trẻ suy sinh dưỡng được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
3. Điểm yếu: Nhà trường vẫn còn trẻ SDD thể nhẹ cân chiếm 4,6%, SDD thể thấp còi chiếm dưới 4,9%. 
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/ công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Tiếp tục làm tốt công tác phối hợp với các cơ sở y tế trong việc khám sức khỏe định kỳ và phòng chống dịch bệnh cho trẻ. CBQL, giáo viên, y tế xã Quy chế phối hợp giữa nhà trường và trạm y tế xã Thanh Xương Trong năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo Không
Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. CBQL, giáo viên, nhân viên y tế, cô nuôi. Các công văn hướng dẫn thực hiện VSATTP Trong năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo Không
Phối kết hợp có hiệu quả với cha mẹ trẻ tổ chức tốt ăn bán trú cho trẻ, cải thiện bữa ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 4 %. CBQL, giáo viên, nhân viên y tế, cha mẹ trẻ. Kế hoạch y tế. Trong năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo Không
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục
Mức 1
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
Mức 2
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.
Mức 3
a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%;
b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã kết hợp với các ban, ngành, trưởng bản của địa phương để tuyên truyền vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp nâng cao tỉ lệ chuyên cần của nhà trường. Các giáo viên tham gia vào các buổi họp phụ huynh, các buổi họp thôn/bản để huy động trẻ ra lớp từ độ tuổi nhà trẻ đến độ tuổi mẫu giáo; hằng năm tỷ lệ ra lớp chuyên cần của nhà trường đạt trên 95% [H1-1.5-01]; [H5-5.4-01].
Hằng năm, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học được đánh giá hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100% [H1-1.6-05].
Năm học 2021-2022 nhà trường có 01 trẻ khuyết tật được học hòa nhập, Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật học hòa nhập được thực hiện theo kế hoạch giáo dục cá nhân, áp dụng theo Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT, ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hoà nhập đối với người khuyết tật [H1-1.5-03].
Mức 2
Tỷ lệ chuyên cần đạt 96% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 95% đối với trẻ dưới 5 tuổi [H1-1.5-01]; [H5-5.4-01].
Hàng năm, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100% [H1-1.6-05].
Năm học 2021-2022 nhà trường có 1 trẻ khuyết tật được học hòa nhập, Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật học hòa nhập được thực hiện theo kế hoạch giáo dục cá nhân, áp dụng theo Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT, ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hoà nhập đối với người khuyết tật [H1-1.5-03].
Mức 3
Hàng năm, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100% [H1-1.6-05].
Năm học 2021-2022 nhà trường có 01 trẻ khuyết tật được học hòa nhập, Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật học hòa nhập được thực hiện theo kế hoạch giáo dục cá nhân, áp dụng theo Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT, ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hoà nhập đối với người khuyết tật [H1-1.5-03].
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, thu hút  trẻ đến trường cao, tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần hằng năm của nhà trường đạt 95% trở lên trong đó trẻ 5 tuổi đi học chuyên cần đạt 96% trở lên. Hằng năm có 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. 100% học sinh khuyết tật được học hòa nhập và được đánh giá có sự tiến bộ.
3. Điểm yếu:
Vào các thời điểm diễn ra dịch bệnh  Covit - 19 và thời tiết thay đổi theo mùa tỷ lệ trẻ chuyên cần còn chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giải pháp/ công việc cần thực hiện Nhân lực thực hiện Điều kiện để thực hiện Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí
Năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo tiếp tục huy động trẻ ra lớp đảm bảo chỉ tiêu giao, nâng cao tỷ lệ trẻ chuyên cần ( Đặc biệt đối với trẻ dưới 5 tuổi), tỉ lệ trẻ hoàn thành chương trình GDMN. Cán bộ quản lý, giáo viên Quyết định giao biên chế số lớp, số học sinh hàng năm. Trong năm học 2021-2022 và những năm học tiếp theo Không
Chỉ đạo giáo viên phối hợp chặt chẽ với y tế để theo dõi đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật học hòa nhập Cán bộ quản lý, giáo viên, y tế Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật học hòa  nhập. Trong năm học 2021-2022 và những năm học tiếp theo Không
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Kết luận về tiêu chuẩn 5
Nhà trường đã xây dựng, triển khai thực hiện chương trình GDMN theo KH phù hợp với quy định về chuyên môn và điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục. Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp an toàn, lành mạnh, thân thiện, tổ chức tốt các hoạt động khám phá, trải nghiệm, tham gia lễ hội, có các biện pháp để nâng cao chất lượng CSGD trẻ, do đó kết quả CSGD trẻ của nhà trường từng bước được nâng lên.
Nhà trường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, thu hút  trẻ đến trường cao, tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần hằng năm của nhà trường đạt 95% trở lên trong đó trẻ 5 tuổi đi học chuyên cần đạt 96% trở lên. Hằng năm có 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. 100% học sinh khuyết tật được học hòa nhập và được đánh giá có sự tiến bộ.
Số tiêu chí đạt yêu cầu: 04.
 Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
 
PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG
Trong 5 năm từ năm học 2017 - 2018 đến nay. Trường Mầm non Pu Nhi đã có những bước phát triển nổi bật. Nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, năm học 2020-2021 nhà trường được UBND Tỉnh tặng Bằng khen. Các hoạt động của nhà trường đều phát triển, ổn định và bền vững, uy tín của nhà trường với ngành học, với các cấp lãnh đạo địa phương và các bậc phụ huynh ngày càng được nâng lên.
CSVC, thiết bị phục vụ công tác quản lý, dạy và học của nhà trường ngày càng được đầu tư, bổ sung, nhà trường có khuôn viên khang trang môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn và thân thiện.
Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường có phẩm chất đạo đức và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc được giao, nhiều giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt. 100% cán bộ giáo viên nhà trường có trình độ trên chuẩn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đổi mới giáo dục. Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình GDMN theo quy định của Bộ GD&ĐT, phương pháp dạy học đã dần được đổi mới phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ.
Kết quả CSGD trẻ của nhà trường trong nhiều năm qua đã đạt kết quả cao, trẻ đạt được mục tiêu phát triển toàn diện theo chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành.
Nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên đã nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương các bậc phụ huynh thực hiện tốt việc huy động trẻ ra lớp đảm bảo đạt chuẩn phổ cập GDMN trẻ em 5 tuổi, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đề ra.
  Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ngành, của Đảng uỷ Chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực cố gắng phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh của nhà trường. Đối chiếu với các thành quả về hoạt động giáo dục mà nhà trường đã đạt được trong 5 năm qua, với bộ tiêu chuẩn tự đánh giá trường mầm non được Bộ GD&ĐT ban hành, trong quá trình tự đánh giá trường mầm non Pu Nhi đã đạt được những kết quả cụ thể về 5 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí. Nhà trường đã tiến hành tự đánh giá theo đúng quy trình. Qua quá trình tự đánh giá nhà trường đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
- Tổng số tiêu chí: 25 tiêu chí
   - Số tiêu chí đạt yêu cầu: 25
  + Tiêu chí đạt mức 1: 25/25 tiêu chí đạt 100%
  + Tiêu chí đạt mức 2: 25/25 tiêu chí đạt 100%
  + Tiêu chí đạt mức 3: 11/19 tiêu chí đạt 57,9%
  + Tiêu chí  không đạt mức 3: 8/19 tiêu chí chiếm 42,1%
- Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
* Trường mầm non tự đánh giá
Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt CQG đối với trường mầm non.
Căn cứ kết quả tự đánh giá của nhà trường, trường Mầm non Pu Nhi kiểm định trường đạt kiểm định chất lượng mức độ 2 và chuẩn quốc gia mức độ 1.
 Trường Mầm non Pu Nhi đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét công nhận kết quả tự đánh giá của nhà trường và kiểm định trường đạt kiểm định chất lượng mức độ 2, chuẩn quốc gia mức độ 1.
 
PHẦN IV. PHỤ LỤC
 
Có Bảng Danh mục mã minh chứng kèm theo.
Trên đây là báo cáo tự đánh giá về công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại thời điểm tháng 11 năm 2021 của trường Mầm non Pu Nhi, xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên. Trường Mầm non Pu Nhi kính mong Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, thẩm định hồ sơ thành lập đoàn đánh giá ngoài về khảo sát, đánh giá xác định mức độ đạt kiểm định chất lượng giáo dục./.
 
                                                              Pu Nhi, ngày 30 tháng 12 năm 2021
                                                                         HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
                                                                              Cù Thị Liên
                                                                 CHỦ TỊCH HĐ TỰ ĐÁNH GIÁ                                                  
 
 

Tác giả bài viết: Thu Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay203
  • Tháng hiện tại2,100
  • Tổng lượt truy cập209,639
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính