PHÒNG GIÁO DỤC VA ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MN PU NHI
Số: /KH-MNPN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Pu Nhi, ngày 24 tháng 5 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2023 (năm học 2023 - 2024)
Thực hiện Công văn số 452/PGDĐT-TCCB ngày 23 tháng 05 năm 2022 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông về việc xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2023 (năm học 2023-2024);
Trường Mầm non Pu Nhi xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2023 (năm học 2023-2024), cụ thể như sau:
Phần I. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2021 (Năm học 2021 – 2022)
I. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
1. Thuận lợi
Kinh tế xã hội trên địa bàn xã Pu Nhi hàng năm liên tục phát triển, đời sống của nhân dân được nâng lên. Tập tring chủ yếu vào phát triển nông nghiệp, hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển mạnh.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vũng và luôn ổn định, nhân dân các dân tộc luông có tinh thần đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng thông qua việc thực hiện các Nghị quyết, chủ trường, chính sách đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhân dân đã nhận thức rõ việc cần thiết cho con em đế trường nên việc đầu tư cho con em đi học được quan tâm hơn.
Nhà trường thường xuyên nhận được sự quan tâm sâu sắc, sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của lãnh đạo Phòng GD&ĐT.
Đội ngũ CB-GV-NV có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc. Luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhà trường thường xuyên nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ trẻ.
2. Khó khăn
Toàn xã có tren 90% hộ dân là người dân tộc nên còn mang những phong tục tập quán lạc hậu, mức thu nhập thấp đời sống còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc quan tâm, đầu tư cho việc học tập của con em còn hạn chế.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và phát triển kinh tế của nhân dân.
Đời sống vật chất, tinh thần của một số bộ phận nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức về sản xuất hàng hóa, ý thức tự vươn lên trong phát triển kinh tế của nhân dân còn hạn chế, một số hộ còn trông chờ và sự hỗ trợ của nhà nước.
II. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2021 (năm học 2020- 2022).
1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
a) Về quy mô mạng lưới trường lớp:
Năm 2020 - 2021: Tổng số nhóm, lớp: 13 (9 lớp MG, 04 nhóm trẻ).
Năm học 2021 – 2022 Tổng số nhóm, lớp: 14 (10 lớp MG, 04 nhóm trẻ) Quy mô trường lớp tăng 1 lớp so với năm học 2019-2020.
b) Quy mô học sinh, tuyển mới học sinh (so sánh với năm trước)
- Dân số trên địa bàn quản lý: trẻ 0-5 tuổi: 432 trẻ, trong đó: trẻ 0-2 tuổi: 209 trẻ; 3-5 tuổi: 223 trẻ; trẻ 5 tuổi: 71 trẻ
- Tổng số trẻ trong độ tuổi tuyển sinh: 351 cháu.
Trong đó : Trẻ dưới 3 tuổi: 128 cháu.
Trẻ từ 3 -> 5 tuổi: 223 cháu.
Trẻ 5 tuổi : 69 cháu ( 4 trẻ đi học nhờ xã khác, 1 trẻ đi học nhờ tỉnh khác, 3 trẻ huyện khác đến học nhờ)
- Tổng số nhóm lớp: 14.
+ Nhà trẻ: 4 nhóm.
+ Mẫu giáo: 10 lớp (3 tuổi: 1 lớp, 4 tuổi: 2 lớp, 5 tuổi: 2 lớp, lớp MG ghép 3-4-5 tuổi: 5 lớp).
- Tổng số trẻ đã huy động đến trường: 351 cháu - Đảm bảo đủ và đúng kế hoạch chỉ tiêu PGD giao cho trường.
Trong đó: + Nhà trẻ: 128 cháu vượt chỉ tiêu giao
+ Mẫu giáo: 223 cháu đạt chỉ tiêu giao
+ Riêng trẻ 5 tuổi: 70 cháu đạt 100% số cháu trong độ tuổi
c) Công tác phân luồng học sinh
- Công tác phần luồng học sinh có hiệu quả giúp cho các nhà trường cân bằng, tỷ lệ học sinh trên lớp được phân tán cho các trường mầm non trong xã.
- Quyền tự chủ giúp cho nhà trường chủ động trong công việc, tự chịu trách nhiệm khi đưa ra kế hoạch hay thực hiện.
d) Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục trẻ tiếp tục được nâng lên, đặc biệt là chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ đã giúp cho tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần tăng, chất lượng giáo dục tăng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. Năm học 2021 – 2022 trẻ bán trú tại trường là 351/351 cháu đạt tỷ lệ 100%; 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ, được cân đo và theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Trẻ có cân nặng phát triển bình thường 341/351 đạt 97,2%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 10/351 tỷ lệ 2,8%, trẻ có nguy cơ thừa cân béo phì 0/351 chiếm 0%. Trẻ có chiều cao phát triển bình thường 341/351 đạt 97,2%; suy dinh dưỡng thể thấp 10/351 chiếm tỷ lệ 2,8%.
* Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần: Đạt trên 97%. Không có học sinh bỏ học.
* Đánh giá chất lượng giáo dục của trẻ
+ Tổng số trẻ đạt: 341/351 = 97,2%;
+ Tổng số trẻ chưa đạt: 10/351 = 2,8%
Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp hình thức chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ tuổi theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BDGDĐT ngày 25/7/2009. Thực hiện có chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Tạo cho trẻ nề nếp thích đến trường, đến lớp, biết yêu mến và giúp đỡ bạn bè, kính trọng cô giáo, biết chào hỏi lễ phép, mạnh dạn tích cực tham gia các hội thi, giáo dục cho trẻ về luật lệ an toàn giao thông.
Ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý: 100% cán bộ quản lý ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chú trọng việc nâng cao chất lượng giảng dạy có ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên có sự cố gắng vươn lên tích cực ứng dụng cộng nghệ thông tin vào bài giảng khai thác sáng tạo những phần mềm riêng phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên, học sinh. Chất lượng giảng dạy, trình độ kiến thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ứng dụng CNTT cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
e) Tình hình phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng số cán bộ quản lý: 03
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 01, thạc sĩ 2
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 03
+ Bồi dưỡng quản lý GD: 03
- Tổng số CBGV, NV: 26
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 11; Cao đẳng: 10; Trung cấp: 5.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường Mầm non Pu Nhi được bổ sung đủ về số lượng từng bước được nâng cao, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khắc phục những hạn chế, yếu kém; củng cố nền nếp, kỷ cương trong trường học. Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn so với quy định của cấp học, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên được quan tâm, chú trọng thông qua việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng do phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành đối với đội ngũ giáo viên, chú trọng công tác phát triển đảng, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng cao.
f) Kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với học sinh, đới với giáo viên, đối với nhà trường
Các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đúng đối tượng theo quy định. Cụ thể:
* Chế độ đối với học sinh
Các chế độ chính sách đối với học sinh năm 2021:
+ Số trẻ được hưởng chế độ chính sách theo QĐ số 105 là: 223 trẻ.
+ Số học sinh được miễn, giảm học phí theo nghị định 81/NĐ-CP: 223 trẻ.
+ Số học sinh được hỗ trợ chi phí học tập theo nghị định 81/NĐ-CP: 223 trẻ.
* Chế độ chính sách đối với giáo viên
Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, chế độ lương, phép, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp giảng dạy.
* Chính sách đối với nhà trường
Được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc đầy đủ, đảm bảo các điều kiện cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục.
g) Đánh giá tình hình thực hiện thu, chi ngân sách chi thường xuyên; định mức phân bổ sung
ngân sách chi thường xuyên/học sinh công lập; tỷ lệ chi giảng dạy học tập so với tổng chi ngân sách sự nghiệp giáo dục
Đánh giá tình hình thu, chi ngân sách năm 2021
Ngân sách cấp cho nhà trường bảo đảm đáp ứng nhu cầu thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh theo đúng quy định hiện hành.
Công tác quản lý thu - chi tài chính được thực hiện công khai
- Tổng thu: 0 đồng
+ Học phí, lệ phí, thu khác: 0 đồng
+ Ngân sách Nhà nước cấp: 3.478.000.000 đồng.
- Tổng chi: 3.478.000.000 đồng.
+ Chi thường xuyên: 2.958.000.000 đồng.
+ Chi khác: 186.000.000 đồng.
+ Chi khác: Không
h) Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Tổng số: Phòng học: 14 phòng; Kiên cố: 08 phòng, Bán kiên cố: 06 phòng, Phòng chức âm nhạc: 1 phòng; Công trình vệ sinh: 11
Có nguồn nước hợp vệ sinh, hệ thống đường điện đảm bảo an toàn.
Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư bổ sung cho nhà trường đáp ứng yêu cầu học tập và vui chơi của trẻ. Công tác quản lý, khai thác, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học tương đối hiệu quả.
i) Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; các đề án, dự án, chương trình của ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các chỉ tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2021 đều đạt chỉ tiêu kế hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo giao. Quy mô mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố và ổn định. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp tăng so với năm học trước, chất lượng chăm sóc giáo dục kết quả được nâng lên.
k) Đánh giá kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên các cấp Đảng uỷ chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và cộng đồng nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của công tác xã hội hoá giáo dục. Từ đó, huy động các nguồn lực đóng góp của các đơn vị tổ chức xã hội, cá nhân và cha mẹ học sinh để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường thêm trang thiết bị và phương tiện chăm sóc giáo dục cho nhà trường.
l) Đánh giá công tác thông tin, truyền thông; những đổi mới sáng tạo tiêu biểu của đơn vị
Nhà trường luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non; công tác xã hội hóa giáo dục. Nhà trường thường xuyên viết tin bài và đưa những thông tin, tin bài, hình ảnh dự kiện của nhà trường lên trang web.
n) Đánh giá chung
- Những nguyên nhân thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm.
Hệ thống trường, lớp được củng cố và phát triển, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em các dân tộc trên địa bàn.
Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên được quan tâm chú trọng thông qua việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Các chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành đối với đội ngũ giáo viên được thực hiện tốt. Số lượng giáo viên đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Đổi mới chương trình giáo dục mầm non được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Chất lượng chăm sóc giáo dục đã có những chuyển biến tích cực.
Chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ từng bước được nâng lên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đáng kể.
2. Những hạn chế và nguyên nhân
* Những hạn chế:
Trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân ở điểm bản xã Pu Nhi còn nghèo dẫn đến công tác XHHGD đạt kết quả chưa cao
Thiếu phòng học, diện tích một số lớp chưa đảm bảo theo quy định. Một số công trình vệ sinh chưa đảm bảo theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia
* Bài học kinh nghiệm
Triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo các cấp về giáo dục mầm non.
Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương UBND Pu Nhi, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông.
Tăng cường công tác tuyên truyền, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu với các ban ngành trong việc đầu tư cơ sở vật chất.
Chú trọng công tác xây dựng chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.
III. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Ước thực hiện kế hoạch năm 2021.
1. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2021 (năm học 2021-2022)
a) Hệ thống trường, lớp học
Năm 2021 - 2022: Tổng số nhóm, lớp: 14 (10 lớp MG; 04 nhóm trẻ).
So với năm học 2020 - 2021 năm học 2021 - 2022 quy mô trường, lớp tăng 1 lớp.
b) Quy mô học sinh, tuyển mới học sinh
- Dân số trên địa bàn quản lý: trẻ 0-5 tuổi: 432 trẻ, trong đó: trẻ 0-2 tuổi: 209 trẻ; 3-5 tuổi: 223 trẻ; trẻ 5 tuổi: 71 trẻ
- Tổng số trẻ trong độ tuổi tuyển sinh: 351 cháu.
Trong đó : Trẻ dưới 3 tuổi: 128 cháu.
Trẻ từ 3 -> 5 tuổi: 223 cháu.
Trẻ 5 tuổi : 69 cháu ( 4 trẻ đi học nhờ xã khác, 1 trẻ đi học nhờ tỉnh khác, 3 trẻ huyện khác đến học nhờ)
- Tổng số nhóm lớp: 14.
+ Nhà trẻ: 4 nhóm.
+ Mẫu giáo: 10 lớp (3 tuổi: 1 lớp, 4 tuổi: 2 lớp, 5 tuổi: 2 lớp, lớp MG ghép 3-4-5 tuổi: 5 lớp).
- Tổng số trẻ đã huy động đến trường: 351 cháu - Đảm bảo đủ và đúng kế hoạch chỉ tiêu PGD giao cho trường.
Trong đó: + Nhà trẻ: 128 cháu vượt chỉ tiêu giao
+ Mẫu giáo: 223 cháu đạt chỉ tiêu giao
+ Riêng trẻ 5 tuổi: 70 cháu đạt 100% số cháu trong độ tuổi
c) Công tác phân luồng học sinh
Thực hiện nghiêm túc địa bàn tuyển sinh: Điểm trung tâm học tại điểm trung tâm, các điểm bản học tại bản.
d) Chất lượng giáo dục
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần tăng, chất lượng giáo dục tăng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. Năm học 2021 - 2022 trẻ bán trú tại trường là 351/351 cháu đạt tỷ lệ 100%. 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ, được cân đo và theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Trẻ có cân nặng phát triển bình thường 341/351 đạt 97,2%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 10/351 tỷ lệ 2,8%. Trẻ có chiều cao phát triển bình thường 341/351 đạt 97,2%; suy dinh dưỡng thể thấp còi 10/351 chiếm tỷ lệ 2,8%.
Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp hình thức chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ tuổi theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BDGDĐT ngày 25/7/2009. Thực hiện có chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Tạo cho trẻ nề nếp thích đến trường, đến lớp, biết yêu mến và giúp đỡ bạn bè, kính trọng cô giáo, biết chào hỏi lễ phép, mạnh dạn tích cực tham gia các hội thi, giáo dục cho trẻ về luật lệ an toàn giao thông.
* Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần: Đạt trên 97%; Không có học sinh bỏ học.
* Đánh giá chất lượng các lĩnh vực của trẻ
+ Tổng số trẻ đạt: 341/351 = 97,2%;
+ Tổng số trẻ chưa đạt: 10/351 = 2,8%
.Năm học 2021 – 2022 tổng số trẻ đạt theo các lĩnh vực phát triển tăng từ 1,1 so với năm 2020- 2021.
Ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý: 100% cán bộ quản lý ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chú trọng việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Chất lượng giảng dạy, trình độ kiến thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ứng dụng CNTT cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
e) Tình hình phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng số cán bộ quản lý: 03
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 01, thạc sĩ 2
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 03
+ Bồi dưỡng quản lý GD: 03
- Tổng số CBGV, NV: 26
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 11; Cao đẳng: 10; Trung cấp: 5.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường Mầm non Phình Giàng được bổ sung đủ về số lượng từng bước được nâng cao, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khắc phục những hạn chế, yếu kém; củng cố nền nếp, kỷ cương trong trường học. Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn so với quy định của cấp học, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên được quan tâm, chú trọng thông qua việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng do phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành đối với đội ngũ giáo viên, chú trọng công tác phát triển đảng, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng cao.
2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách giáo dục và đào tạo địa phương.
Các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đúng đối tượng theo quy định. Cụ thể:
* Chế độ đối với học sinh
Các chế độ chính sách đối với học sinh năm 2021:
+ Số trẻ được hưởng chế độ chính sách theo QĐ số 105 là: 223 trẻ.
+ Số học sinh được miễn, giảm học phí theo nghị định 81/NĐ-CP: 223 trẻ.
+ Số học sinh được hỗ trợ chi phí học tập theo nghị định 81/NĐ-CP: 223 trẻ.
* Chế độ chính sách đối với giáo viên
Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, chế độ lương, phép, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp giảng dạy.
* Chính sách đối với nhà trường
Được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc đầy đủ, đảm bảo các điều kiện cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục.
g) Ước thu chi ngân sách và huy động các nguồn tài chính năm 2021
Tiếp tục thực hiện nguồn ngân sách cấp cho nhà trường bảo đảm đáp ứng nhu cầu thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh theo đúng quy định hiện hành.
Công tác quản lý thu - chi tài chính được thực hiện công khai; đối với các khoản thu bắt buộc, khoản thu thỏa thuận và các khoản thu dịch vụ nhằm đảm bảo nguồn kinh phí tối thiểu đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường đều được sự đồng thuận của nhân dân và chính quyền địa phương.
Ước thực hiện thu, chi ngân sách năm 2021
- Tổng thu: 0 đồng
+ Học phí, lệ phí, thu khác: 0 đồng
+ Ngân sách Nhà nước cấp: 3.478.000.000 đồng.
- Tổng chi: 3.478.000.000 đồng.
+ Chi thường xuyên: 2.958.000.000 đồng.
+ Chi khác: 186.000.000 đồng.
+ Chi khác: Không
h) Chỉ tiêu đặt ra trong năm 2021
Đạt các chỉ tiêu mà phòng giáo dục và đào tạo giao
2. Những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải:
- Đội ngũ giáo viên còn một bộ phận nhỏ biểu hiện sự hạn chế đó là: Giáo viên cốt cán, mũi nhọn còn ít. Một số giáo viên tay nghề còn hạn chế trong giảng dạy và giáo dục học sinh, chưa thực sự cố gắng vươn lên.
- Một bộ phận học sinh tiếp thu bài chậm, 100% là số học sinh dân tộc. Một số học sinh tinh thần học tập chưa cao, gia đình của các học sinh này ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó mặc hoàn toàn cho nhà trường, có phụ huynh lại quá bênh vực con chưa thực sự phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
- Hệ thống CSVC mới chỉ đủ đáp ứng tối thiểu cho dạy và học. Còn thiếu 5 bộ trang thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
* Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của phòng GD&ĐT; tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, có tinh thần tương trợ trong công việc, có sự phối kết hợp tốt giữa các cá nhân và và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Bài học kinh nghiệm: Cần làm tốt hơn công tác tham mưu với cấp trên; phát huy tốt năng lực sở trường của từng thành viên trong nhà trường, từ đó tạo được sức mạnh tập thể trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
3. Đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid đối với giáo dục đào tạo địa phương.
Trong bối cảnh dịch bệnh, kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi.
Việc học tập trực tuyến trong điều kiện hạ tầng không đồng bộ, hạn chế, bất cập giữa các địa phương, nhà trường... gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực cho các nhà trường, gia đình.
Thực tế này khiến số đông học sinh, sinh viên căng thẳng, mệt mỏi, thày cô áp lực, phụ huynh bức xúc, xã hội lo lắng... Vì vậy, ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề, khắc phục khó khăn trước mắt, tất cả vì học sinh thân yêu; đồng thời, thường xuyên động viên đội ngũ các thày cô giáo, các bậc phụ huynh và học sinh, sinh viên chủ đồng tiếp cận, tiếp thu, ứng phó, tổ chức giáo dục và đào tạo trong điều kiện bình thường mới.
Phần 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022
- Căn cứ xây dựng kế hoạch
Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hành động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 16/12/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của bộ chính trị về tình hình thực hiện biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015-2016, mục tiêu nhiệm vụ giải pháp giai đoạn 2017-2020
Kế hoạch số 1598/KH-SGDĐT ngày 20/8/2018 của sở giáo dục và đào tạo thực hiện nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 16/3/2018 của ban thường vụ tỉnh ủy về chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 18-NQ/TW
Kế hoạch số 1879/KH-SGDĐT ngày 24/9/2018 của sở giáo dục và đào tạo thực hiện nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 16/3/2018 của ban thường vụ tỉnh ủy và kế hoạch số 2235/KH-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ giáo dục Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;
Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ quy định khung danh mục vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;
Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;
Công văn số 452/PGDĐT-TCCB ngày 23 tháng 05 năm 2022 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2023 (năm học 2023-2024)
2. Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch
2.1. Mục tiêu
Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp đặc biệt quan tâm đến huy động trẻ trên địa bàn ra lớp.
Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, quan tâm nâng cao năng lực quản lý của ban giám hiệu.
Duy trì bền vững, nâng cao chất lượng phổ cập GDMNTNT.
Duy trì các tiêu chí của trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
2.2. Chỉ tiêu năm 2022 (năm học 2022 - 2023)
a) Hệ thống trường, lớp học
Năm 2022 - 2023: Tổng số nhóm, lớp: 14 (10 lớp MG; 04 nhóm trẻ)
b) Quy mô học sinh, tỷ lệ huy động
Năm học 2022 - 2023: Tổng số học sinh: 369 cháu (Mẫu giáo 237; Nhà trẻ 132) tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi 369/445 đến trường đạt 83,1% (0-2 tuổi 135/206 đạt 65,6%; 3-5 tuổi 237/237 đạt 100%).
c) Chất lượng chăm sóc giáo dục
Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần, chất lượng giáo dục tăng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. Năm học 2022 - 2023 trẻ bán trú tại trường 369/369 đạt tỷ lệ 100%; 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ, được cân đo và theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Trẻ có cân nặng bình thường 356/369 đạt 96,5%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 13/369 chiếm tỷ lệ 3,5%. Trẻ có chiều cao bình thường 356/369 đạt 96,5%; suy dinh dưỡng thể thấp còi 13/369 chiếm tỷ lệ 3,5%.
Kết quả đánh giá trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển:
+ Tổng số trẻ đạt: 356/369 = 96,5%
+ Tổng số trẻ chưa đạt: 13/369 = 3,5%
d) Công tác phổ cập giáo dục, trường chuẩn quốc gia
Tiếp tục củng cố kết quả và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Tiếp tục phấn đấu duy trì các tiêu chí để đạt trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
e) Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng số cán bộ quản lý: 03
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 03
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 03
+ Bồi dưỡng quản lý GD: 03
- Tổng số CBGV, NV: 29
+ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 02; Đại học: 12; Cao đẳng: 10; Trung cấp: 05.
f) Cơ sở vật chất, phòng học, thiết bị dạy học
Tổng số: Phòng học: 14 phòng; Phòng chức năng: 0 phòng
Có nguồn nước hợp vệ sinh, hệ thống đường điện đảm bảo an toàn.
Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học đảm bảo đáp ứng yêu cầu học tập và vui chơi của trẻ, công tác phổ cập GDMNTE5T, duy trì trường chuẩn quốc gia.
3. Nhiệm vụ
3.1. Quy mô trường, lớp, học sinh, tuyển sinh mới trẻ mầm non
Tổng số nhóm, lớp: 14 (10 lớp MG; 04 nhóm trẻ)
Tổng số học sinh: 369 cháu (Mẫu giáo 237; Nhà trẻ 132).
3.2. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp hình thức chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ tuổi theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BDGDĐT ngày 25/7/2009. Thực hiện Bộ chuẩn đánh giá trẻ theo chủ đề, giai đoạn. Đánh giá chất lượng các lĩnh vực phát triển của trẻ đạt 95% trở lên.
Thực hiện có chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm”. Tạo cho trẻ nề nếp thích đến trường, đến lớp, biết yêu mến và giúp đỡ bạn bè, kính trọng cô giáo, biết chào hỏi lễ phép, mạnh dạn tích cực tham gia các hội thi, giáo dục cho trẻ về luật lệ an toàn giao thông. Tăng cường dụng CNTT trong dạy học và quản lý.
3.3. Xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên được quan tâm, chú trọng thông qua việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng do phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành đối với đội ngũ giáo viên, chú trọng công tác phát triển đảng, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng cao.
3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, xây dựng cảnh quan môi trường; xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường đạt chuẩn chất lượng
Công tác bảo quản, khai thác, sử dụng, duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất được quan tâm. Số phòng học phòng chức năng, đáp ứng yêu cầu phục vụ giảng dạy và học tập, đặc biệt là trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục.
Tiếp tục rà soát trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, tham mưu với phòng Giáo dục đầu tư bổ sung trang thiết bị dạy học đồ dùng đồ chơi đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục của nhà trường.
3.5. Công tác Phổ cập giáo dục
Tiếp tục củng cố kết quả và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
3.6. Công tác xã hội hóa giáo dục
Tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các cấp Đảng uỷ chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và cộng đồng nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của công tác xã hội hoá giáo dục. Từ đó, huy động các nguồn lực tích cực tham gia xây dựng nhà trường ngày càng phát triển nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục.
Huy động mọi nguồn lực đóng góp của các đơn vị tổ chức xã hội, cá nhân và cha mẹ học sinh để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường thêm trang thiết bị và phương tiện chăm sóc giáo dục cho nhà trường.
3.7. Công tác thông tin và truyền thông
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non; công tác xã hội hóa giáo dục. Công tác thông tin, tuyên truyền được nhà trường hoạt động thường xuyên viết tin bài và đưa những thông tin, tin bài, hình ảnh sự kiện của nhà trường lên trang web.
3.8. Thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ, giáo viên;
chính sách đối với cơ sở giáo dục
Các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đúng đối tượng theo quy định. Cụ thể:
* Chế độ đối với học sinh
Các chế độ chính sách đối với học sinh năm 2022:
+ Số trẻ được hưởng chế độ chính sách theo QĐ số 105 là: 237 trẻ.
+ Số học sinh được miễn, giảm học phí theo nghị định 81/NĐ-CP: 237 trẻ.
+ Số học sinh được hỗ trợ chi phí học tập theo nghị định 81/NĐ-CP: 237 trẻ.
* Chế độ chính sách đối với giáo viên
Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, chế độ lương, phép, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp giảng dạy, hỗ trợ kinh phí cho viên chức tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
* Chính sách đối với nhà trường
Được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc đầy đủ, đảm bảo các điều kiện cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục.
4. Dự toán thu - chi ngân sách
Lập dự toán chi thường xuyên năm 2020 trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ và định mức phân bổ ngân sách Nhà nước
Trên cơ sở định mức trên, bảo đảm chi đúng, chi đủ lương, các khoản phụ cấp theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…) và chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Ước thực hiện thu, chi ngân sách năm 2022
- Tổng thu: 0 đồng.
+ Học phí, lệ phí, thu khác: 0 đồng.
+ Ngân sách Nhà nước cấp: 3.915.000.000 đồng.
- Tổng chi: 3.915.000.000 đồng.
+ Chi thường xuyên: 3.725.000.000 đồng.
+ Chi khác: 190.000.000 đồng.
5. Các giải pháp thực hiện kế hoạch
a) Phát triển và mở rộng quy mô trường lớp, quan tâm đặc biệt huy động tối đa trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo 5 tuổi đi học chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Chất lượng giáo dục tăng, đánh giá các lĩnh vực đạt 95% trở lên.
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, mở rộng hình thức tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học tới tận gia đình. Duy trì đảm bảo nề nếp nuôi và dạy, tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho nhân dân.
Nâng cao chất lượng bán trú và tổ chức ăn trưa cho trẻ; thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp với ngành Y tế làm tốt công tác cho trẻ tiêm chủng, nhỏ vắc xin, uống vitamin, khám sức khoẻ cho trẻ, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 6%.
b) Huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác chăm sóc giáo dục hiệu quả sử dụng các nguồn đầu tư.
Tích cực tham mưu với phòng Giáo dục và Đào tạo bổ sung đầu tư thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non; đầu tư bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường bảo quản, tôn tạo, khai thác sử dụng cơ sở vật chất có hiệu quả. Tiếp tục huy động các nguồn lực từ công tác xã hội hoá giáo dục.
c) Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý trong nhà trường.
Nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên để quy hoạch phát triển đội ngũ, gắn đào tạo với sử dụng, đảm bảo đúng, trình độ, chức danh đáp ứng nhu cầu công tác. Ưu tiên chọn cử cán bộ, giáo viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra trong nhà trường, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương, theo nội dung cuộc vận động "Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm"; tổ chức thực hiện cuộc vận động "Hai không". Tiếp tục thực hiện thi đua "Hai tốt"; đẩy mạnh các hoạt động thi đua - khen thưởng, cụ thể hoá các tiêu chuẩn thi đua phù hợp với từng thành viên trong nhà trường.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua, nhân rộng cá nhân điển hình, sử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, động viên kịp thời những thành viên có nhiều thành tích trong công tác.
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách
Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn vản hướng dẫn chỉ đạo các cấp về thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh theo đúng quy định.
e) Tăng cường công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy
Đẩy mạnh phong trào học tập tiếp thu, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy nghiên cứu khoa học, trong quản lý giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục. Coi trọng nghiên cứu, áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục.
g) Một số giải pháp khác
Huy động các nguồn lực cộng đồng trách nhiệm đưa giáo dục mầm non ngày càng phát triển vững chắc.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của nhà nước cho học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tăng cường bảo quản, tôn tạo, khai thác sử dụng cơ sở vật chất có hiệu quả. Tiếp tục huy động các nguồn lực từ công tác xã hội hoá giáo dục.
Phần 3: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, DỰ TOÁN NSNN NĂM 2023, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2023 – 2025, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
- Căn cứ xây dựng kế hoạch
Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hành động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 16/12/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của bộ chính trị về tình hình thực hiện biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015-2016, mục tiêu nhiệm vụ giải pháp giai đoạn 2017-2020
Kế hoạch số 1598/KH-SGDĐT ngày 20/8/2018 của sở giáo dục và đào tạo thực hiện nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 16/3/2018 của ban thường vụ tỉnh ủy về chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 18-NQ/TW
Kế hoạch số 1879/KH-SGDĐT ngày 24/9/2018 của sở giáo dục và đào tạo thực hiện nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 16/3/2018 của ban thường vụ tỉnh ủy và kế hoạch số 2235/KH-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ giáo dục Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;
Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ quy định khung danh mục vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;
Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;
Công văn số 452/PGDĐT-TCCB ngày 23 tháng 05 năm 2022 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2023 (năm học 2023-2024)
2. Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch
2.1. Mục tiêu
Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp đặc biệt quan tâm đến huy động trẻ trên địa bàn ra lớp.
Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, quan tâm nâng cao năng lực quản lý của ban giám hiệu.
Duy trì bền vững, nâng cao chất lượng phổ cập GDMNTNT.
Duy trì các tiêu chí của trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
2.2. Chỉ tiêu năm 2023 (năm học 2023 - 2024)
a) Hệ thống trường, lớp học
Năm 2023 - 2024: Tổng số nhóm, lớp: 14 (10 lớp MG; 04 nhóm trẻ)
b) Quy mô học sinh, tỷ lệ huy động
Năm học 2023 - 2024: Tổng số học sinh: 364 cháu (Mẫu giáo 229; Nhà trẻ 135) tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi 364/438 đến trường đạt 83,1% (0-2 tuổi 135/209 đạt 64,5%; 3-5 tuổi 229/229 đạt 100%).
c) Chất lượng chăm sóc giáo dục
Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần, chất lượng giáo dục tăng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. Năm học 2022 - 2023 trẻ bán trú tại trường 364/364 đạt tỷ lệ 100%; 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ, được cân đo và theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Trẻ có cân nặng bình thường 352/364 đạt 96,7%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 12/369 chiếm tỷ lệ 3,3%. Trẻ có chiều cao bình thường 352/364 đạt 96,7%; suy dinh dưỡng thể thấp còi 12/369 chiếm tỷ lệ 3,3%.
Kết quả đánh giá trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển:
+ Tổng số trẻ đạt: 352/364 = 96,7%;
d) Công tác phổ cập giáo dục, trường chuẩn quốc gia
Tiếp tục củng cố kết quả và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Tiếp tục phấn đấu duy trì các tiêu chí để đạt trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
e) Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng số cán bộ quản lý: 03
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 03
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 03
+ Bồi dưỡng quản lý GD: 03
- Tổng số CBGV, NV: 29
+ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 02; Đại học: 12; Cao đẳng: 10; Trung cấp: 05.
f) Cơ sở vật chất, phòng học, thiết bị dạy học
Tổng số: Phòng học: 14 phòng; Phòng chức năng: 0 phòng
Có nguồn nước hợp vệ sinh, hệ thống đường điện đảm bảo an toàn.
Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học đảm bảo đáp ứng yêu cầu học tập và vui chơi của trẻ, công tác phổ cập GDMNTE5T, duy trì trường chuẩn quốc gia.
3. Nhiệm vụ
3.1. Quy mô trường, lớp, học sinh, tuyển sinh mới trẻ mầm non
Tổng số nhóm, lớp: 14 (10 lớp MG; 04 nhóm trẻ)
Tổng số học sinh: 364 cháu (Mẫu giáo 229; Nhà trẻ 135).
3.2. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp hình thức chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ tuổi theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BDGDĐT ngày 25/7/2009. Thực hiện Bộ chuẩn đánh giá trẻ theo chủ đề, giai đoạn. Đánh giá chất lượng các lĩnh vực phát triển của trẻ đạt 95% trở lên.
Thực hiện có chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm”. Tạo cho trẻ nề nếp thích đến trường, đến lớp, biết yêu mến và giúp đỡ bạn bè, kính trọng cô giáo, biết chào hỏi lễ phép, mạnh dạn tích cực tham gia các hội thi, giáo dục cho trẻ về luật lệ an toàn giao thông. Tăng cường dụng CNTT trong dạy học và quản lý.
3.3. Xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên được quan tâm, chú trọng thông qua việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng do phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành đối với đội ngũ giáo viên, chú trọng công tác phát triển đảng, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng cao.
3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, xây dựng cảnh quan môi trường; xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường đạt chuẩn chất lượng
Công tác bảo quản, khai thác, sử dụng, duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất được quan tâm. Số phòng học phòng chức năng, đáp ứng yêu cầu phục vụ giảng dạy và học tập, đặc biệt là trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục.
Tiếp tục rà soát trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, tham mưu với phòng Giáo dục đầu tư bổ sung trang thiết bị dạy học đồ dùng đồ chơi đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục của nhà trường.
3.5. Công tác Phổ cập giáo dục
Tiếp tục củng cố kết quả và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
3.6. Công tác xã hội hóa giáo dục
Tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các cấp Đảng uỷ chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và cộng đồng nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của công tác xã hội hoá giáo dục. Từ đó, huy động các nguồn lực tích cực tham gia xây dựng nhà trường ngày càng phát triển nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục.
Huy động mọi nguồn lực đóng góp của các đơn vị tổ chức xã hội, cá nhân và cha mẹ học sinh để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường thêm trang thiết bị và phương tiện chăm sóc giáo dục cho nhà trường.
3.7. Công tác thông tin và truyền thông
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non; công tác xã hội hóa giáo dục. Công tác thông tin, tuyên truyền được nhà trường hoạt động thường xuyên viết tin bài và đưa những thông tin, tin bài, hình ảnh sự kiện của nhà trường lên trang web.
3.8. Thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ, giáo viên;
chính sách đối với cơ sở giáo dục
Các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đúng đối tượng theo quy định. Cụ thể:
* Chế độ đối với học sinh
Các chế độ chính sách đối với học sinh năm 2023:
+ Số trẻ được hưởng chế độ chính sách theo QĐ số 105 là: 229 trẻ.
+ Số học sinh được miễn, giảm học phí theo nghị định 81/NĐ-CP: 229 trẻ.
+ Số học sinh được hỗ trợ chi phí học tập theo nghị định 81/NĐ-CP: 229 trẻ.
* Chế độ chính sách đối với giáo viên
Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, chế độ lương, phép, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp giảng dạy, hỗ trợ kinh phí cho viên chức tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
* Chính sách đối với nhà trường
Được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc đầy đủ, đảm bảo các điều kiện cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục.
4. Dự toán thu - chi ngân sách
Lập dự toán chi thường xuyên năm 2023 trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ và định mức phân bổ ngân sách Nhà nước
Trên cơ sở định mức trên, bảo đảm chi đúng, chi đủ lương, các khoản phụ cấp theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…) và chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Ước thực hiện thu, chi ngân sách năm 2023
- Tổng thu: 0 đồng.
+ Học phí, lệ phí, thu khác: 0 đồng.
+ Ngân sách Nhà nước cấp: 4.090.000.000 đồng.
- Tổng chi: 4.090.000.000 đồng.
+ Chi thường xuyên: 3.880.000.000 đồng.
+ Chi khác: 210.000.000 đồng.
5. Các giải pháp thực hiện kế hoạch
a) Phát triển và mở rộng quy mô trường lớp, quan tâm đặc biệt huy động tối đa trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo 5 tuổi đi học chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Chất lượng giáo dục tăng, đánh giá các lĩnh vực đạt 95% trở lên.
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, mở rộng hình thức tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học tới tận gia đình. Duy trì đảm bảo nề nếp nuôi và dạy, tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho nhân dân.
Nâng cao chất lượng bán trú và tổ chức ăn trưa cho trẻ; thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp với ngành Y tế làm tốt công tác cho trẻ tiêm chủng, nhỏ vắc xin, uống vitamin, khám sức khoẻ cho trẻ, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 6%.
b) Huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác chăm sóc giáo dục hiệu quả sử dụng các nguồn đầu tư.
Tích cực tham mưu với phòng Giáo dục và Đào tạo bổ sung đầu tư thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non; đầu tư bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường bảo quản, tôn tạo, khai thác sử dụng cơ sở vật chất có hiệu quả. Tiếp tục huy động các nguồn lực từ công tác xã hội hoá giáo dục.
c) Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý trong nhà trường.
Nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên để quy hoạch phát triển đội ngũ, gắn đào tạo với sử dụng, đảm bảo đúng, trình độ, chức danh đáp ứng nhu cầu công tác. Ưu tiên chọn cử cán bộ, giáo viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra trong nhà trường, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương, theo nội dung cuộc vận động "Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm"; tổ chức thực hiện cuộc vận động "Hai không". Tiếp tục thực hiện thi đua "Hai tốt"; đẩy mạnh các hoạt động thi đua - khen thưởng, cụ thể hoá các tiêu chuẩn thi đua phù hợp với từng thành viên trong nhà trường.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua, nhân rộng cá nhân điển hình, sử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, động viên kịp thời những thành viên có nhiều thành tích trong công tác.
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách
Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn vản hướng dẫn chỉ đạo các cấp về thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh theo đúng quy định.
e) Tăng cường công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy
Đẩy mạnh phong trào học tập tiếp thu, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy nghiên cứu khoa học, trong quản lý giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục. Coi trọng nghiên cứu, áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục.
g) Một số giải pháp khác
Huy động các nguồn lực cộng đồng trách nhiệm đưa giáo dục mầm non ngày càng phát triển vững chắc.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của nhà nước cho học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tăng cường bảo quản, tôn tạo, khai thác sử dụng cơ sở vật chất có hiệu quả. Tiếp tục huy động các nguồn lực từ công tác xã hội hoá giáo dục.
6. Đề xuất, kiến nghị
* Đối với phòng giáo dục và Đào tạo.
Tiếp tục đầu tư bổ sung trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi hàng năm để đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục của nhà trường và duy trì các tiêu chí PCGDTE5T.
* Đối với UBND xã Pu Nhi
Chỉ đạo các đoàn thể tổ dân cư tuyên truyền tới toàn thể nhân dân trên địa bàn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, chú trọng công tác huy động trẻ ra lớp.
Trên đây là Kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2023 (năm học 2023 - 2024) của trường Mầm non Pu Nhi./.
LÃNH ĐẠO PHÒNG GD&ĐT |
HIỆU TRƯỞNG
|