TIẾT ẤM NHẠC LỚP MẪU GIÁO GHÉP PHÙ LỒNG

Thứ năm - 13/03/2025 08:40
Cá nhân trẻ thể hiện
Cá nhân trẻ thể hiện
Giáo dục âm nhạc là một trong những hoạt động nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ ở trường mầm non, là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm, từ việc cảm nhận cái đẹp trong âm nhạc giúp trẻ dần biết khám phá sự phong phú, đa dạng của cuộc sống.
         Chính vì vậy mà trường Mầm non Pu Nhi nói chung và điểm lớp Mẫu Giáo ghép 3-4 tuổi Phù Lồng nói riêng luôn chú trọng phát triển kĩ năng âm nhạc cho trẻ. Thực hiện kế hoạch tuần của lớp MGG Phù Lồng với đề tài:
Dạy hát: Em tập lái ô tô
Nghe hát: Bạn ơi có biết
Trò chơi: Đoán tên bạn hát
         Thông qua tiết dạy âm nhạc trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa của âm nhạc là rất cần thiết, âm nhạc là loại hình nghệ thuật và phương tiện phát triển thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể chất.
  1. Gợi mở gây hứng thú cho trẻ.
           - Ở phần này cô đã sử dụng thủ thuật đặt câu đố về xe ô tô, xúm xít và trò chuyện cùng trẻ về xe ô tô trẻ rất tò mò và hứng thú.
Hình ảnh cô xúm xít trẻ và đặt câu đố
Nhãn

                                                                       Hình ảnh cô xúm xít trẻ và hỏi câu đố
      2. Dạy bài hát “Em tập lái ô tô”.
             Mở đầu cô sẽ hát trước cho trẻ nghe 2 lần, lần 1 cô hát trọn vẹn bài hát cô nhắc lại tên bài hát tên tác giả, tóm tắt nội dung bài hát: Bài hát nói về một bạn nhỏ giả làm tiếng kêu của ô tô pí pò pí po và tập lái ô tô, và ước mơ sau này lớn sẽ lái xe đón cô giáo.
 
Hình ảnh cô hát mẫu
Nhãn
  Hình ảnh cô hát mẫu
            Lần 2 cô vừa hát có thể kết hợp động tác minh họa ( hát kết hợp nhạc)
            Sau đó cô dạy trẻ hát: Cô cho cả lớp hát, thi đua từng tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên thể hiện.
Tổ thực hiện hát
Nhãn
 
Cá nhân trẻ thể hiện
Nhãn
 
Nhóm lên hát
Nhãn
Hình ảnh trẻ hát theo các hình thức, cá nhân, tổ, nhóm.
  1. Nghe hát “Bạn ơi có biết”.
Trẻ cảm thụ được âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển quan sát, nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc.
Cô hát cho trẻ nghe 2 lần, lần một cô hát diễn cảm cùng nhạc hỏi trẻ tên bài hát và nội dung của bài hát, lần 2 cô mời trẻ cùng hứng thú hát cùng cô.
Hình ảnh cô hát cho trẻ nghe
Nhãn
Hình ảnh cô hát cho trẻ nghe
  1. Trò chơi: Đoán tên bạn hát.
Cô giới thiệu trò chơi “Đoán tên bạn hát”, cô nói cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho trẻ chơi.
Hình ảnh trẻ tham gia trò chơi
Nhãn
Hình ảnh cô cho trẻ chơi trò chơi
Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể chất cho trẻ, thông qua trò chơi “ Đoán tên bạn hát” sẽ giúp trẻ phát triển tai nghe, trẻ chú ý lắng nghe để đoán được tên bạn đang hát.
Tóm lại: Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức cho trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc, sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa. Đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
 

Tác giả bài viết: Lý Thị Kía

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay327
  • Tháng hiện tại1,064
  • Tổng lượt truy cập290,029
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính