KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trungtâm”giai đoạn2021- 2025

Thứ hai - 21/02/2022 15:48
Trường mầm non Pu Nhi xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trungtâm”giai đoạn2021- 2025
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
    TRƯỜNG MN PU NHI
               
                 Số:      /KH- MNPN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
   
   Pu Nhi , ngày  6 tháng  9 năm 2021
 
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trungtâm”giai đoạn2021- 2025
Căn cứ Công văn số 1669/KH-SGDĐT ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên về việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025,
Căn cứ vào Kế hoạch số 784/KH-PGD ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông về việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025,
Trường mầm non Pu Nhi xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Mục đích
Tạo môi trường công bằng, an toàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ em; kích thích sự chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện trẻ em trong các trường mầm non.
Nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) và cha mẹ trẻ em trong thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em mầm non.
Huy động sự tham gia của gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất trong thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT).
  1. Yêu cầu
Phát huy kết quả đạt được của Chuyên đề Xây dựng trường mầm non LTLTT giai đoạn 2016-2020.
Bảo đảm trẻ em các trường mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm giáo dục LTLTT.
 
Bảo đảm quyền trẻ em trong các trường mầm non.
  1. NỘI DUNG
  1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện mô hình điểm về trường mầm non LTLTT phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
  2. Nâng cao năng lực CBQL, GVMN trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm giáo dục LTLTT thông qua việc bồi dưỡng, hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động, cụ thể:
            Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
             Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
             Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
             Đánh giá sự phát triển của trẻ;
             Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
  1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ để nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề.
  2. Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non và tăng cường điều kiện thực hiện Chương trình GDMN.
  3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các hoạt động tại nhà trường.
  4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng hành giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện Chuyên đề; phổ biến, nhân rộng các mô hình điểm về xây dựng trường mầm non LTLTT; tôn vinh các cá nhân điển hình trong thực hiện Chuyên đề.
  1. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
            1. Đối với nhà trường:
            - Tổ chức kiểm tra, rà soát đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện  việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm tại đơn vị.
          - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025
          - Chỉ đạo các lớp tích cực tham mưu, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho lớp, đặc biệt là lớp thực hiện điểm về chuyên đề.
            - Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập trong ngoài lớp, sân chơi, góc thiên nhiên… mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học cho cô và trẻ theo Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 Thông tư sửa đổi bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          - Tổ chức tập huấn chuyên đề cho giáo viên trong nhà trường, tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, thực hiện tốt các nội dung của chuyên đề, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức dưới nhiều hình thức như:  Thao giảng, hội thi của cô và trẻ,  những trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi học tập… có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chuyên đề, đồng thời lựa chọn những sáng kiến hay các giải pháp hữu hiệu để phổ biến trong toàn trường.
          - Tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng, nội dung chuyên đề “Xây dựng môi trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tới các bậc cha mẹ và cộng đồng các nội dung phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và nhà trường.
            - Triển khai thực hiện sáng tạo, đa dạng các hoạt động truyền thông về Chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức và thu hút sự quan tâm, phối hợp, hỗ trợ của cha mẹ trẻ và cộng đồng đối với nhà trường trong quá trình thực hiện Chuyên đề.
           - Đưa nội dung hướng dẫn thực hiện Chuyên đề vào hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn, của trường.
           - Tổ chức hội thi về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhóm, lớp mầm non theo quan điểm LTLTT (khi có hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo).
          - Kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện hiệu quả các nguồn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thân thiện, an toàn. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các phòng chức năng, thiết bị hiện có để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phù hợp với từng độ tuổi.
            - Tăng cường kiểm tra, hỗ trợ việc thực hiện chuyên đề của các giáo viên, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên thông qua dự giờ, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tham quan học tập kinh nghiệm tại các đơn vị bạn…
          - Báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện chuyên đề gửi về chuyên môn phòng Giáo dục và Đào tạo đúng thơi gian quy định.
         
          2. Đối với giáo viên
         - Nắm được mục đích, yêu cầu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Khai thác sâu nội dung xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.
        - Lựa chọn và xây dựng các nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp.
          - Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động.
       - Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề.
        - Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ.
        - Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện Chuyên đề. Đa dạng các hình thức truyền thông, linh hoạt lựa chọn hình thức truyền thông để chuyển tải nội dung của chuyên đề sao cho phù hợp vớitrình độ nhận thức, điều kiện thực tiễn mỗi điểm trường lẻ.
  1. LỘ TRÌNH THỰC hiện
1. Từ năm 2021 đến năm 2023
             Ban hành Kế hoạch thực hiện Chuyên đề.
             Chỉ đạo xây dựng mô hình điểm tại điểm trường Trung tâm; Điểm trường Phù Lồng.
             Tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của Chuyên đề
             Bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn hỗ trợ nâng cao năng lực thực hành xây dựng trường mầm non LTLTT.
             Kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ chuyên môn; hướng dẫn hoàn thiện các mô hình điểm
   Sơ kết thực hiện Chuyên đề.
 
    2. Từ năm 2023 đến năm 2025
             Tiếp tục tập huấn, hướng dẫn thực hiện một số nội dung Chuyên đề.
             Phát động phong trào thi đua, tổ chức hội thi về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhóm, lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
             Kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ chuyên môn; tiếp tục hướng dẫn hoàn thiện các mô hình điểm cấp tỉnh và nhân rộng mô hình.
             Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, lựa chọn sản phẩm điển hình để tuyên truyền, phổ biến nhân rộng toàn tỉnh.
             Tổng kết Chuyên đề; tôn vinh, khen thưởng tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Chuyên đề.
Trên đây là kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn  2021 - 2025” của trường mầm non Pu Nhi. Đề nghị các tổ chuyên môn, giáo viên trong nhà trường nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo Ban giám hiệu nhà trường để kịp thời giải quyết./.
     NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH                                                HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
              Lò Thị Phương                                                            Cù Thị Liên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHỤ LỤC
Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-MNPN ngày 6 tháng 9 năm 2021 của trường Mầm non Pu Nhi )
  1. Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
    1. Đảm bảo gần gũi, thân thiện, an toàn về mặt thể chất và tinh thần đối với trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
    2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
1.3Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, gây thương tích đối với trẻ em, đáp ứng nhu cầu, hứng thú trong các hoạt động chơi, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân của trẻ; tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
  1. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú; các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
  2. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức, nhằm hình thành ở trẻ các thói quen tốt trong sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
  3. Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thực tế cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
  4. Bảo đảm các điều kiện tổ chức bữa ăn cho trẻ tại CS GDMN đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, thân thiện, phù hợp với cá nhân trẻ.
  5. Bảo đảm những điều kiện cơ bản về nước sạch, vệ sinh phù hợp với nhu cầu, khả năng sử dụng của trẻ theo từng độ tuổi và đáp ứng yêu cầu về giáo dục; có phòng, góc y tế với đủ trang thiết bị y tế phục vụ công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu; bảo đảm các yêu cầu, điều kiện trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh theo quy định; có đồ dùng, trang thiết bị chuyên dụng hoặc điều chỉnh phù hợp với trẻ có nhu cầu đặc biệt.
  1. Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Kế hoạch thể hiện mục tiêu, phạm vi, mức độ, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ, cụ thể:
  1. Thể hiện các mục tiêu cụ thể, phản ánh được kết quả mong đợi, đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình GDMN.
  2. Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình GDMN, phát triển chương trình phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của
địa phương, trường/lớp.
  1. Thể hiện tính tích hợp toàn diện, coi trọng việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống cho trẻ; tạo sự gắn kết các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.
  2. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
  3. Kế hoạch đảm bảo khoa học, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; kế hoạch được điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ.
  4. Đảm bảo sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra trong cộng đồng và cơ sở GDMN.
  1. Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
    1. Phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hợp lý; tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”; tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trải nghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày và cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
    2. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ; tôn trọng sự khác biệt về đặc điểm, sở thích, thói quen của từng cá nhân trẻ; khích lệ trẻ phát huy khả năng tự lập, tự tin, sáng tạo, tư duy linh hoạt và khả năng phản biện; cá thể hóa hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
    3. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ; bảo đảm tất cả trẻ em đều được quan tâm mọi lúc, mọi nơi và không có trẻ nào bị bỏ lại phía sau; tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, an toàn khi tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
    4. Thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trong thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện của trườnglớp và địa phương nhằm hình thành ở trẻ kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ sức khỏe, có thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh; lồng ghép giáo dục dinh dưỡng với giáo dục phát triển vận động; phối hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân - béo phì; lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
    5. Khuyến khích những sáng tạo và tận dụng điều kiện sẵn có của địa phương trong tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở GDMN nhằm thúc đẩy sự phát triển phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ.
  2. Đánh giá sự phát triển của trẻ
    1. Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có; đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
    2. Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu và kết quả mong đợi về giáo dục, sự phát triển về chiều cao, cân nặng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ; sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp (không đánh giá so sánh giữa các trẻ).
    3. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng, đảm bảo công bằng với mọi trẻ; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
  3. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
    1. Đa dạng các hình thức tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của GDMN, quan điểm LTLTT và hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.
    2. Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
    3. Tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ vào hoạt động của cơ sở GDMN nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ; có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
    4. Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
    5. Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong các hoạt động xây dựng môi trường an toàn, phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong cơ sở GDMN./.
 
 

Tác giả bài viết: Thu Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay325
  • Tháng hiện tại1,074
  • Tổng lượt truy cập208,613
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính