“Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông”…

Thứ ba - 20/10/2020 08:53
Nghề giáo viên là một nghề vô cùng cao quý trong quan niệm của người Việt Nam từ bao đời nay.
Cô niềm nở đón trẻ từ cha mẹ
Cô niềm nở đón trẻ từ cha mẹ
                                                                                                                            HIỂU               
             “Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông”…
               Nghề giáo viên là một nghề vô cùng cao quý trong quan niệm của người Việt Nam từ bao đời nay. Thầy cô giáo được ví như “người chèo thuyền”, đưa các em học sinh thân yêu tới trường không chỉ học kiến thức mà còn học cả làm người.  Vượt qua không ít khó khăn của công việc và cuộc sống, nhiều giáo viên đang rất thành công trong sự nghiệp “trồng người” Không ít thầy cô đã “bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông” để chuyển sang lĩnh vực khác bởi niềm vui nghề giáo không kéo lại được nỗi lo cơm áo và áp lực nghề nghiệp”.  Đánh giá một cách công tâm thì nghề giáo viên Mầm non thời nay chứa đựng quá nhiều nguy hiểm. Không có bất cứ nghề nào như nghề giáo khi mà giáo viên mỗi ngày đến lớp lại mang theo một tâm trạng lo sợ. Chịu áp lực từ nhiều phía như phụ huynh, gia đình , nhà trường ban giám hiệu và xã hội trong khi vẫn phải đảm nhiệm công tác chăm sóc giáo dục học sinh. Được ủy thác trách nhiệm nhưng không nhận được sự tin tưởng trọn vẹn từ phía gia đình khiến cho các cô giáo luôn có tâm trạng dè chừng trong công tác. Nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra với con em họ (bị đánh, phạt), giáo viên sẽ bị chỉ trích, lên án, thậm chí trẻ đi chưa vững bị ngã cũng lại đổ lỗi cho giáo viên không biết dạy dỗ, trông coi con của họ, còn lại là về gia đình, ra ngoài xã hội. Không ít giáo viên bị kỷ luật hoặc thôi việc cũng bởi những tình huống tương tự như trên.
“Phụ huynh ơi xin đừng soi mói
Bắt lỗi giáo viên khi họ dạy con mình
Ở trên lớp cô gồng mình công việc
 Nỗi nhọc nhằn ai thấu hiểu được đâu
Một lớp học có rất nhiều độ tuổi
Không phải một nhà.Nên tính cách khác nhau
Về nhận thức hoàn toàn không giống
Giờ ăn trẻ ngủ ,giờ học trẻ  vệ sinh
Giờ đi ngủ trẻ lại ngồi để khóc
Hỏi ban giám hiệu dạy thế có dễ không ?
Chưa kể những trẻ học không thích nói
Bởi trẻ còn quá nhỏ chưa hiểu gì
Cô giảng bài ngơ ngâc vu vơ,
Chạy ra góc nhặt đồ chơi một mình
Trong tiết học cô quay như trong chóng
Hướng dẫn độ tuổi này, quan sát độ tuổi kia
Phụ huynh ơi đặt mình vào cương vị
Là giáo viên trên lớp thử một giờ
Sẽ thấu hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả
Sự nghiệp trồng người chưa kể hết đâu nha.                                                
Cách quản lý tạo ra nhiều sức ép, cộng với bệnh thành tích như một “trường đua” khiến nhiều giáo viên vô cùng mệt mỏi.Giáo viên phải chịu mọi áp lực từ cơ chế quản lý nhà nước nói chung, trong dạy và học, trong các mối quan hệ… Những  tiêu chí đặt ra thật khủng khiếp về bệnh thành tích, về chỉ tiêu như 100% trẻ đạt các tiêu trí trong 5 lĩnh vực , chất lượng đạt  99%, duy trì sĩ số 100%.,chuyên cần đạt 98% môi trường cảnh quang cũng thật là phức tạp
Đau đầu lắm cô mỏi mồm khản tiếng
Truyền kỹ năng kiến thức lúc kiểm tra chất lượng
Nước đổ lá khoai cũng chỉ vậy mà thôi
Có những lúc cô thấy mình bất lực
Vì chỉ tiêu thành tích quá là cao
Ban giám hiệu ơi sao nỡ lòng không hiểu
Đã không thương sao còn nỡ coi thường
Nếu chỉ nói tới khó khăn khi làm nghề, thì giáo viên chúng tôi có thể dành 1 ngày cũng không thể hết được chuyện. Thế nhưng nếu dành 1 ngày đó để kể về tình yêu với nghề, những niềm vui thường nhật thì chắc chắn bức tranh về ngành giáo dục sẽ tươi mới, sáng sủa hơn. Chúng ta thường nhìn vào những điều tiêu cực, xấu xa mà quên đi vẫn đang có hàng vạn giáo viên nỗ lực mỗi ngày để có thể mang lại những gì tốt đẹp nhất cho học sinh.Ngày 20.11, tôi chỉ mong rằng xã hội, phụ huynh sẽ có cái nhìn thật cởi mở đối với ngành giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng. Khi niềm tin được gửi gắm, thì dù có khó khăn bao nhiêu, chúng tôi vẫn sẽ cố gắng vượt qua. Công việc đa phần chăm sóc con và cho con ăn, vệ sinh cho con, giấc ngủ, nhiệm vụ của Giáo Viên còn quan trọng hơn, đó là dạy con về nhân cách và các kỹ năng sống, cần hiểu được tâm lý của con trong từng giai đoạn phát triển. Điều đó yêu cầu người Giáo viên phải mẫu mực, tinh tế và thấu hiểu con.,tới đây cái nghề “Giáo viên mầm non” thật cao cả biết bao người
Đúng vậy chỉ với tình yêu thương thật sự với con, có tâm huyết và thật sự hy sinh thì chúng ta mới trở thành Giáo Viên mầm non đúng nghĩa. Ngày ngày chăm sóc con, đêm đêm soạn giáo án nhưng người Giáo viên luôn cảm thấy hạnh phúc bởi được nhìn thấy con vui, cười nói ríu rít, được thấy con lớn lên và trưởng thành từng ngày và niềm hạnh phúc càng lớn hơn khi thấy con biết yêu thương và chia sẻ, đạo đức nhân cách sống được thấm nhuần trong con.
Mọi người thường hay nói đùa với nhau, Giáo viên Mầm non giống như siêu nhân vậy, chịu bao áp lực “con trẻ, nhà trường, phụ huynh, gia đình con cái” nhưng các cô luôn mỉm cười trong niềm hạnh phúc.
Những Cô giáo Mầm non ơi! Hãy tự tin, hãnh diện và hạnh phúc nói rằng “Tôi là cô giáo mầm non”.
BẰNG TẤT CẢ TÌNH YÊU THƯƠNG GIÚP TRẺ TRƯỞNG THÀNH TOÀN DIỆN VỀ NHÂN CÁCH VÀ TRI THỨC.
Hình ảnh minh họa một số công việc của giáo viên mầm non
236c1ea0f0ba0ee457ab

93a1a16c4f76b128e867

                                                                        Cô đón trẻ từ cha mẹ học sinh
 
4cb50283ec9912c74b88

                                                                       Cô cho trẻ tập đi từng bước chân
f9b35e99b0834edd1792

                                           Cô xúc cho các cháu ăn từng thìa cơm, miếng cháo.

Đó mới chỉ là một trong số vô vô vàn công việc mà một ngày cô phải làm khi ở trường. 

 

Tác giả bài viết: Trương Thị Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay447
  • Tháng hiện tại7,690
  • Tổng lượt truy cập254,339
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính